Dịch sốt xuất huyết Dengue tại Bangladesh năm 2023

3 phút
Ảnh
Bangladesh

 

Số ca tử vong trong đợt bùng phát sốt xuất huyết lan rộng khắp Bangladesh trong năm 2023 nhiều hơn cả tổng số ca tử vong trong tất cả các đợt bùng phát của 22 năm trước đó cộng lại1,2

 

Hãy cùng tìm hiểu thêm về các chi tiết cụ thể của đợt bùng phát này - đợt bùng phát nguy hiểm nhất được ghi nhận ở Bangladesh cho đến nay - và các yếu tố góp phần gây ra đợt bùng phát đó…2

Ảnh
Bangladesh

Địa điểm

  • Bangladesh: lần đầu tiên dịch sốt xuất huyết Dengue xuất hiện ở tất cả 64 quận, huyện trên toàn quốc2

Những số liệu được ghi nhận vào tháng 12 năm 2023

  • Hơn 300.000 ca mắc, 1.598 ca tử vong – mặc dù những con số này có thể cao hơn ở ngoài thực tế3,4

  • Tỷ lệ tử vong (0,48% hoặc khoảng 1 ca tử vong trên mỗi 208 ca mắc sốt xuất huyết) cao hơn so với các đợt bùng phát trước đó ở nước này2-5

Nguyên nhân gây bệnh

  • Lượng mưa cao hơn bình thường do mùa gió mùa kéo dài hơn và nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu2,6

  • Số ca sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi vằn (muỗi Aedes) cao bất thường (nước đọng do mưa nhiều hơn là môi trường thuận lợi để muỗi sinh sản và nhiệt độ cao hơn giúp chúng phát triển nhanh hơn)6,7

“Năm nay mưa đến sớm và sốt xuất huyết cũng vậy.”

 

– Tiến sĩ Mohammad Shafiul Alam, nhà khoa học đến từ khoa bệnh truyền nhiễm tại trung tâm nghiên cứu sức khỏe Dhaka4

Tác động

  • Các bệnh viện ở Bangladesh quá tải bệnh nhân trong khi phải đối mặt với tình trạng thiếu dịch truyền tĩnh mạch, vốn rất quan trọng để điều trị những ca bệnh nặng nhưng ít phổ biến hơn8

  • Giường bệnh chật cứng; bệnh nhân phải ngủ trên sàn nhà hoặc về nhà tự chữa trị2,4

  • Thiếu vật tư y tế cơ bản như bịch truyền máu, kit xét nghiệm và nước muối sinh lý9

  • Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nghiêm trọng khác đang nguy kịch khi các bệnh viện quá tải cản trở việc cung cấp hỗ trợ y tế khẩn cấp10

“Tôi đã phải chăm sóc hai bệnh nhân sốt xuất huyết là chị gái và cháu gái của tôi. Tôi thậm chí không tìm được giường trống cho họ trong bệnh viện. Vì vậy, họ đã phải điều trị tại nhà.”

 

– Cư dân Dhaka2

Ứng phó

  • Bộ Y tế bố trí giường phụ tại các bệnh viện công ở Dhaka10

  • Các bệnh viện trên cả nước được chuyển đổi chức năng để điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết11

  • Chính phủ phối hợp diệt trừ ổ sinh sản của muỗi và phun thuốc diệt muỗi10,11

  • Chính phủ cũng thực hiện nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức11

  • Thông qua UNICEF, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã làm việc với Quỹ Hồi giáo để phổ biến thông tin cho cộng đồng12

  • Chính phủ kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế về kit xét nghiệm, dịch truyền và thiết bị phòng thí nghiệm để giúp phát hiện và kiểm soát dịch sốt xuất huyết9

  • Bất chấp các nỗ lực ứng phó, chính phủ phải đối mặt với một làn sóng chỉ trích liên quan đến các câu hỏi liệu có cần một kế hoạch và cách tiếp cận dài hạn hơn để chống lại bệnh sốt xuất huyết hay không4,10,11

Triển vọng

  • Một số chuyên gia cho rằng cần đào tạo thêm cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về cách chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết13

  • Gắn kết cộng đồng hiệu quả thông qua các nhà thờ Hồi giáo (vì Bangladesh là một quốc gia có phần lớn người Hồi giáo nên các nhà thờ Hồi giáo đóng vai trò tạo ảnh hưởng đến cộng đồng), cũng như các hệ thống giám sát mạnh mẽ để theo dõi muỗi có thể giúp kiểm soát tốt hơn các đợt bùng phát14

  • Vắc-xin là biện pháp hiệu quả để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Bangladesh có nhu cầu về vắc-xin để phòng bệnh sốt xuất huyết (mặc dù nước này chưa có sẵn vắc-xin): một nghiên cứu cho thấy, phần lớn người dân sẽ chấp nhận tiêm vắc-xin sốt xuất huyết nếu chi phí thấp mà dữ liệu về hiệu quả khả quan15

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Nội dung liên quan

Tài liệu tham khảo

  1. BBC. Available at: https://www.bbc.co.uk/news/world-asia-66944315 Accessed December 2023.

  2. Reuters. Available at: https://www.reuters.com/world/asia-pacific/rising-temperatures-longer-monsoon-drive-bangladeshs-worst-dengue-outbreak-2023-11-13/ Accessed December 2023.

  3. Save the Children. Available at: https://www.savethechildren.net/news/dengue-fever-least-5-million-cases-and-5500-deaths-horror-year Accessed December 2023.

  4. Telegraph. Available at: https://www.telegraph.co.uk/global-health/science-and-disease/bangladesh-hospitals-at-breaking-point-in-dengue-crisis/ Accessed December 2023.

  5. UNICEF. Available at: https://www.unicef.org/media/150136/file/Bangladesh%20Humanitarian%20Situation%20Report%20No.%206%20(Dengue%20Outbreak)%2015%20December%202023.pdf Accessed January 2024.

  6. World Health Organization. Available at: https://www.who.int/emergencies/disease-outbreak-news/item/2023-DON481 Accessed December 2023.

  7. Khezzani B, et al. Pan Afr Med J. 2023. 44:70.

  8. Reuters. Available at: https://www.reuters.com/pictures/climate-change-drives-bangladeshs-worst-dengue-outbreak-2023-11-14/ Accessed December 2023.

  9. World Health Organization. Available at: https://cdn.who.int/media/docs/default-source/searo/bangladesh/dengue-sitrep/dengue-sitrep-issue-1.pdf?sfvrsn=6787cd6f_1&download=true Accessed December 2023.

  10. Independent. Available at: https://www.independent.co.uk/news/ap-dhaka-bangladesh-people-asian-b2391351.html Accessed December 2023.

  11. UNICEF. Available at: https://www.unicef.org/bangladesh/en/stories/roundtable-discussion-dengue-response-uniting-efforts-resilient-future Accessed December 2023.

  12. UNICEF. Available at: https://www.unicef.org/bangladesh/en/stories/eleven-year-old-fahim-fights-against-deadly-dengue Accessed December 2023.

  13. Save The Children. Available at: https://www.savethechildren.org.uk/news/media-centre/press-releases/children-die-from-dengue-in-bangladesh- Accessed December 2023.

  14. Hossain MS, et al. Trop Med Health. 2023;51(1):37.

  15. Kabir KMA, et al. Hum Vaccin Immunother. 2021;17(3):773-784.