< Trở về Tin tức và bài viết

Cuộc chiến chống lại bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra trên toàn cầu

3 phút
Ảnh
Man fumigating outdoor area

 

Những chiến dịch thành công trong quá khứ

Các chiến dịch loại bỏ muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết đã rất thành công vào những năm 1950 và 1960. Thậm chí, đến đầu những năm 70, muỗi Aedes aegypti đã bị loại bỏ ở 21 quốc gia.1 Tuy nhiên, gần đây, các ca bệnh sốt xuất huyết lại gia tăng trên toàn cầu.2

 

Dịch sốt xuất huyết đã quay trở lại: Các cột mốc hợp tác trên toàn cầu để phòng chống sốt xuất huyết

Gần đây, nhiều tổ chức toàn cầu, chính phủ và cộng đồng đã cùng nhau hợp lực để giải quyết vấn đề sốt xuất huyết:

Ảnh
Milestones-infographic2x

Thành lập đội ngũ chuyên gia

Lực lượng quốc tế phòng chống sốt xuất huyết được thành lập như một sự kết hợp của các nhóm giàu kinh nghiệm, mỗi nhóm có chuyên môn riêng:5

  • Giám sát dịch tễ học: Kiến thức về các nguyên tắc và tiến bộ gần đây trong dịch tễ học, giám sát và thống kê sinh học

     

  • Quy trình trong phòng thí nghiệm: Kinh nghiệm trong các kỹ thuật chẩn đoán khác nhau đối với bệnh sốt xuất huyết

     

  • Quản lý ca bệnh: Phát hiện sớm các ca bệnh, quản lý các trường hợp sốt xuất huyết nặng và tập huấn cho nhân viên y tế

     

  • Truyền thông đại chúng: Các chiến lược truyền thông mới để giúp thay đổi hành vi và giúp các cơ quan y tế tiếp cận cộng đồng

     

  • Hoạt động kiểm soát véc-tơ (muỗi) truyền bệnh: Kiểm soát muỗi và các hoạt động quản lý môi trường

     

Những vấn đề hiện đại và giải pháp hiện đại

Một số biện pháp, kỹ thuật khác, mới hơn và khu trú hơn cũng đã được thử nghiệm, chẳng hạn như:6

  • Lập bản đồ các ổ dịch sốt xuất huyết: để giúp xác định các khu vực có nhiều ca bệnh sốt xuất huyết và đưa ra các biện pháp phòng ngừa chính xác hơn

     

  • Sử dụng hệ thống giám sát hiệu quả: để có phản ứng kịp thời đối với các đợt bùng phát sốt xuất huyết

     

  • Diệt trừ ổ sinh sản của muỗi: chẳng hạn như các dụng cụ chứa nước

     

  • Chương trình kiểm soát dựa vào cộng đồng: giáo dục cộng đồng về các địa điểm muỗi thường sinh sản và phương pháp kiểm soát

     

  • Phương pháp kiểm soát sinh học: chẳng hạn như gây nhiễm vi khuẩn biến đổi gen cho muỗi hoặc sử dụng muỗi đực vô trùng để giúp giảm thiểu quần thể muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

     

  • Sử dụng phương pháp diệt côn trùng từ thực vật và cá: để cung cấp các lựa chọn thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí để kiểm soát muỗi

     

  • Phương pháp kiểm soát hóa học: chẳng hạn như thuốc diệt diệt côn trùng và hóa chất điều hòa tăng trưởng của côn trùng, để ngăn chặn sự phát triển của muỗi

     

  • Sử dụng Pheromone: để dụ và tiêu diệt muỗi

 

Cuộc chiến chống lại bệnh sốt xuất huyết vẫn tiếp tục

Thật không may, các chiến lược truyền thống để phòng chống bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn và bệnh này vẫn là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu - các ca bệnh trên toàn cầu đã tăng vọt gấp 10 lần từ năm 2000 đến năm 2019.6-8 Kể từ khi thành lập Lực lượng quốc tế phòng chống sốt xuất huyết vào năm 2003, số ca sốt xuất huyết được báo cáo trên toàn cầu đã đạt đến mức cao mới, với kỷ lục mới được thiết lập vào năm 2019.1,2,9 Theo WHO, ngày càng nhiều quốc gia xuất hiện các đợt bùng phát đầu tiên và các đợt bùng phát bùng nổ đang xảy ra trên khắp châu Âu.2 

 

Hiện tại, khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, với ước tính 100-400 triệu ca nhiễm xảy ra mỗi năm.2

 

Nếu bạn lo lắng về bệnh sốt xuất huyết hoặc có các câu hỏi liên quan đến chăm sóc sức khỏe, vui lòng liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Nội dung liên quan

Tài liệu tham khảo

  1. The Pan American Health Organization. Integrated management strategy for dengue prevention and control. Available at: https://www.paho.org/en/topics/dengue/integrated-management-strategy-dengue-prevention-and-control. Accessed November 2023.

  2. World Health Organization. Dengue and Severe Dengue. Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue. Accessed January 2024.

  3. Devine GJ, et al. Trends Parasitol. 2019;35(4):267-270.

  4. World Health Organization. Neglected tropical diseases: Global vector control response 2017-2030. Available at: https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/neglected-tropical-diseases-global-vector-control-response-2017-2030. Accessed January 2024.

  5. The Pan American Health Organization. The International Dengue Task Force: Dedicated to the Fight against Dengue. Available at: https://www.paho.org/en/topics/dengue/international-dengue-task-force-dedicated-fight-against-dengue. Accessed November 2023.

  6. Rather IA, et al. Front. Cell. Infect. Microbiol. 2017;7:336.

  7. Rodriguez-Manzano J, et al. Curr Infect Dis Rep. 2018;20(8):25.

  8. World Health Organization. Dengue - Global situation. Available at: https://www.who.int/emergencies/disease-outbreak-news/item/2023-DON498. Accessed January 2024.

  9. World Health Organization. Global Strategy For Dengue Prevention And Control. Available at: https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/75303/9789241504034_eng.pdf. Accessed November 2023.