Bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng trên toàn thế giới – Bạn biết gì về sốt xuất huyết nặng?

4 phút
Ảnh
Older woman lying in hospital bed with breathing tube

 

Số ca nhiễm sốt xuất huyết đang ngày càng gia tăng

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi-rút sốt xuất huyết Dengue gây ra.1 Vi-rút sốt xuất huyết Dengue có thể truyền sang người lành khi bị các loài muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt.1 Số ca mắc sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu.1 Căn bệnh này vốn phổ biến ở vùng khí hậu ấm và ẩm ướt, nhưng hiện nay, sốt xuất huyết đang lan sang các khu vực mới bao gồm Châu Âu và Bắc Mỹ.1-6 Chỉ riêng năm 2022, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue ghi nhận tại khu vực Liên minh Châu Âu đã bằng tổng số ca nhiễm trong 11 năm qua gộp lại.4

 

Số ca mắc tăng mạnh ở châu Âu có thể một phần là do biến đổi khí hậu, trong đó các đợt nắng nóng và lũ lụt ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn, đồng thời mùa hè thì kéo dài và nóng hơn.2,4-6 Điều này là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự sinh sản và lây lan của các loài muỗi Aedes.2,4,6

“Sốt xuất huyết đang lây lan sang các khu vực mới bao gồm cả châu Âu và có nhiều đợt bùng phát sốt xuất huyết xảy ra hơn. Ca bệnh sốt xuất huyết xuất lây lan trong nước lần đầu tiên được báo cáo ở Pháp và Croatia năm 2010, bên cạnh các ca mắc sốt xuất huyết từ nhập cảnh được phát hiện ở 3 quốc gia châu Âu khác.”

 

– Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)1

Mặc dù nhiều ca sốt xuất huyết thường nhẹ nhưng đôi khi có thể đe dọa tính mạng

Hầu hết các ca mắc sốt xuất huyết không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ.1 Tuy nhiên, cứ khoảng 4 người sẽ có 1 người bị nhiễm sốt xuất huyết với triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt, nhức đầu và phát ban.1,7 Phần lớn người bệnh sẽ hồi phục trong vòng một hoặc hai tuần.1 Tuy nhiên, trong số những người mắc sốt xuất huyết, khoảng 5% có thể tiến triển thành sốt xuất huyết nặng.7 Đây có thể là trường hợp cấp cứu y tế đe dọa tính mạng cần nhập viện để điều trị ngay lập tức.3,7 Mỗi năm ước tính có khoảng nửa triệu người trên toàn cầu mắc sốt xuất huyết nặng phải nhập viện.8

 

 

Thật không may, trong thời gian xảy ra dịch bệnh, sốt xuất huyết có thể gây áp lực lớn lên các hệ thống y tế. Ví dụ, một số bệnh viện ở những nơi hạn chế nguồn lực có thể không có đủ giường để đáp ứng số lượng bệnh nhân tăng vọt.5,9

“Những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong hoặc phải nằm viện dài ngày, các ca sốt xuất huyết lâm sàng có thể làm các cơ sở y tế quá tải; nhiễm vi rút Dengue không có triệu chứng có thể ảnh hưởng đến công việc và học hành; đó cũng có thể là nguồn lây nhiễm, gây tác động đến các hoạt động giám sát và kiểm soát dịch bệnh.”

 

– Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)10

Hiểu rõ các triệu chứng của sốt xuất huyết nặng có thể cứu sống bạn

Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm trên thế giới có tới 400 triệu người nhiễm vi-rút sốt xuất huyết, khoảng 100 triệu người biểu hiện bệnh và 40.000 người tử vong vì sốt xuất huyết chuyển nặng.11

 

Khi bị sốt xuất huyết nặng, thành mạch máu của người bệnh có thể bị giãn ra, dẫn đến tụt huyết áp nghiêm trọng (còn gọi là sốc). Điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, như tim và thận.3 Việc nhận biết các dấu hiệu của sốt xuất huyết nặng và được xử trí kịp thời là rất quan trọng vì chậm trễ trong điều trị có thể dẫn đến tử vong.7

 

Đâu là các dấu hiệu của sốt xuất huyết nặng?

Mặc dù mọi người có thể không xuất hiện các dấu hiệu giống nhau, nhưng vẫn có một số triệu chứng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nặng. Những dấu hiệu này có thể bao gồm đau bụng dữ dội, nôn mửa, khó thở hoặc có chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.1,3 Điều quan trọng là phải xem xét thời điểm xuất hiện các triệu chứng này – các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng bắt đầu khoảng một hoặc hai ngày sau khi hạ cơn sốt.3

 

Dấu hiệu của sốt xuất huyết nặng bao gồm:3

  • Đau bụng dữ dội

     

  • Nôn mửa liên tục

     

  • Thở nhanh

     

  • Chảy máu chân răng

     

  • Cảm thấy kiệt sức

     

  • Bồn chồn, vật vã

     

  • Nôn ra máu

Sốt xuất huyết có thể kéo dài

Không phải lúc nào câu chuyện cũng kết thúc khi bệnh nhân xuất viện. Ngay cả sau khi xuất viện, sốt xuất huyết vẫn có thể tiếp diễn. Một số bệnh nhân sốt xuất huyết có thể có các triệu chứng dai dẳng như mệt mỏi, trầm cảm, sụt cân sau giai đoạn phục hồi.12

 

 

Bạn có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng cao hơn những người khác không?

Sống ở những vùng dịch tễ hoặc đi du lịch đến khu vực có dịch sốt xuất huyết khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh. Nguy cơ tiến triển bệnh sốt xuất huyết nặng có thể cao hơn đối với một số người, chẳng hạn như những người trước đó đã mắc sốt xuất huyết.7 Hãy nghiên cứu phần này để tìm hiểu thêm xem bạn hoặc người thân của mình có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết nặng hay không và các bước cần thực hiện nếu rơi vào trường hợp này.

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Nội dung liên quan

Tài liệu tham khảo

  1. World Health Organization. Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue Accessed December 2023.

  2. Naish S, et al. BMC Infect Dis. 2014;14:167.

  3. Mayo Clinic. Dengue Fever. Available at: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/symptoms-causes/syc-20353078 Accessed December 2023.

  4. European Centre for Disease Prevention and Control. Available at: https://www.ecdc.europa.eu/en/news-events/increasing-risk-mosquito-borne-diseases-eueea-following-spread-aedes-species Accessed December 2023.

  5. Dengue Alliance. Lancet Glob Health. 2023;31:S2214-109X(23)00362-5. Epub ahead of print.

  6. Filho WL, et al. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(24):5114.

  7. Centers For Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/healthcare-providers/clinical-presentation.html Accessed December 2023.

  8. Kan FK, et al. Clin Infect Dis. 2020;70(11):2247-2255.

  9. Taylor L. BMJ. 2023;381:1431.

  10. World Health Organization. Available at: https://www.who.int/activities/improving-data-for-dengue. Accessed December 2023.

  11. Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/about/index.html. Accessed December 2023.

  12. Tiga DC, et al. Am J Trop Med Hyg. 2016;94(5):1085-1089.