Sốt xuất huyết có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ: hãy giữ an toàn cho trẻ trước căn bệnh này

6 phút
Ảnh
Little girl with IV port in her hand hugging an older female
Ảnh
Little boy lying on couch sleeping with thermometer next to him
Nếu bạn sống tại các quốc gia dịch tễ
Nếu bạn di chuyển đến các quốc gia dịch tễ

Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền ở người nếu bị muỗi Aedes (muỗi vằn) mang vi-rút đốt. Sốt xuất huyết lây lan rộng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.1,2 Thật không may, trẻ em có thể có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng hơn so với người lớn. Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng nhiều đến trẻ em hơn người lớn và có xu hướng nghiêm trọng hơn (đặc biệt là ở trẻ sơ sinh), khiến trẻ có nguy cơ bị biến chứng cao hơn. 1,3-5

 

Sốt xuất huyết ở trẻ em: nguy hiểm không thể xem nhẹ

Ở các quốc gia dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết, phần lớn các ca sốt xuất huyết xảy ra ở trẻ em – có tới 95% tổng số ca sốt xuất huyết được phát hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi.3,4 Mặc dù vậy, số ca bệnh thực tế ở trẻ em có thể chưa được báo cáo đầy đủ. Điều này là do trẻ em bị nhiễm sốt xuất huyết nhẹ thường không cần nhập viện, nghĩa là các ca nhiễm trùng nhẹ và không có triệu chứng thường không được hệ thống giám sát y tế công cộng phát hiện hoặc ghi nhận.3

 

Tác nhân vô hình

Khoảng 3/4 số trẻ em mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ không có triệu chứng, nghĩa là rất khó để biết liệu con bạn có mắc sốt xuất huyết hay không.1 Mặc dù căn bệnh thầm lặng không triệu chứng có vẻ là điều tốt, nhưng điều này cũng có thể gây ra nhiều vấn đề. Mắc sốt xuất huyết lần thứ hai có nhiều khả năng nghiêm trọng hơn lần đầu và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.6,7 Đối với các trường hợp nhiễm không có triệu chứng trong lần đầu tiên, mọi người có thể không thận trọng và lơ là trong việc phòng tái nhiễm so với những trường hợp nhiễm có triệu chứng. Các trường hợp không biểu hiện triệu chứng chính là những người có nguy cơ không được cảnh báo để tự phòng tránh trong tương lai.

 

Đối với trẻ em nhiễm bệnh có triệu chứng, các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm sốt cao, nhức đầu, đau nhức cơ thể, buồn nôn và phát ban.1 Mặc dù những triệu chứng này có thể gây khó chịu nhưng hầu hết trẻ em đều hồi phục trong vòng 1–2 tuần.1

 

Đôi khi, sốt xuất huyết có thể gây tử vong: không nên đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của bệnh

Thật không may, trong một số trường hợp, một số trẻ bị sốt xuất huyết nặng và cần được chăm sóc tại bệnh viện – một số ca sốt xuất huyết nặng còn có thể bị tử vong.1,2,5 Thực tế, sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em tại Đông Nam Á.5

 

“Cho đến nay, sốt xuất huyết là bệnh muỗi truyền nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến con người trên toàn thế giới. Hàng chục triệu ca mắc xảy ra mỗi năm, dẫn đến khoảng 20.000–25.000 trường hợp tử vong, chủ yếu là ở trẻ em.”

 

– Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tại Châu Âu2

 

 

Sốt xuất huyết ở trẻ em có xu hướng nặng hơn người lớn

Các nghiên cứu cho biết trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi và trẻ em từ 4–9 tuổi là đối tượng chính mắc phải sốt xuất huyết nặng.3,5,6 Nguyên nhân vẫn đang được nghiên cứu. Nghiên cứu ở Nicaragua trên trẻ em và người lớn mắc sốt xuất huyết cho thấy các dấu hiệu sốt xuất huyết nặng xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ em, nhưng chỉ ở một phần ba số người lớn. 6

 

Có một số nguyên nhân có thể khiến trẻ nhỏ dễ bị sốt xuất huyết nặng hơn người lớn. Ví dụ, hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành của trẻ có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm vi-rút hơn. Kích thước và trọng lượng cơ thể nhỏ hơn có nghĩa là trẻ có nhiều khả năng mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thói quen chơi ngoài trời của trẻ có thể làm tăng nguy cơ bị muỗi đốt. 8,9

 

“Trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ nhũ nhi có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng và biến chứng cao hơn người lớn khỏe mạnh.”

 

– Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Nam Á1

 

Như đã đề cập trước đó, một yếu tố có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyết ở cả trẻ em và người lớn là tái nhiễm. Do cách hệ thống miễn dịch phản ứng với vi-rút sốt xuất huyết, nhiễm bệnh lần thứ hai thường có thể nặng hơn nhiễm lần đầu. 5-7

 

“…so với người lớn, trẻ em có nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần khi mắc sốt xuất huyết lần hai.”

 

– BBC7

 

Không phải lúc nào trẻ em mắc sốt xuất huyết cũng được chẩn đoán ngay, nghĩa là có thể mất thời gian điều trị quý giá

Rất khó để chẩn đoán sốt xuất huyết ở trẻ em vì các triệu chứng có thể giống với các bệnh do vi-rút khác.1,10 Mặc dù có các xét nghiệm chẩn đoán nhưng vì các yếu tố như chi phí, thời gian chờ đợi và số lượng ca bệnh lớn, nên các bác sĩ thường phải chỉ dựa vào các triệu chứng.3,11 Điều này có thể dẫn đến chẩn đoán muộn, vì việc chậm trễ dù chỉ là một chút trong chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc thậm chí là các biến chứng đe dọa tính mạng. 12,13

 

“Nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, những triệu chứng này có thể giống các bệnh nhiễm trùng thông thường khác ở trẻ em.”

 

– Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Nam Á1

 

Tin vui là hầu hết trẻ em đều khỏi bệnh sốt xuất huyết khi được phát hiện và điều trị sớm.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em là rất quan trọng để có thể bắt đầu ngay các biện pháp điều trị hỗ trợ cần thiết. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ nhỏ.12,14 Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa tử vong do sốt xuất huyết với mức độ nhận thức về căn bệnh này và hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.15

 

“Khi sốt xuất huyết chuyển biến nặng, bệnh có thể diễn tiến nhanh chóng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Vì vậy, điều quan trọng là phải chú ý đến các triệu chứng của trẻ và hành động nhanh chóng để giúp trẻ nhận chăm sóc y tế kịp thời nếu phát bệnh.”

 

– UNICEF tại Nam Á1

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Nội dung liên quan

Tài liệu tham khảo

  1. UNICEF South Asia. Available at: https://www.unicef.org/rosa/stories/dengue-how-keep-children-safe. Accessed: December 2023.

  2. European Centre for Disease Prevention and Control. Available at: https://www.ecdc.europa.eu/en/dengue-fever/facts. Accessed: December 2023.

  3. Verhagen LM and de Groot R. J Infect. 2014;69 Suppl 1:S77-86.

  4. Bhattacharya MK, et al. Int J Biomedical Science. 2013;9(2):61-67.

  5. Khan MAS, et al. BMC Pediatr. 2021;21(1):478.

  6. Hammond SN, et al. Am J Trop Med Hyg. 2005;73(6):1063-70.

  7. BBC. Available at: https://www.bbc.co.uk/news/world-asia-india-58387520. Accessed: December 2023.

  8. Constantino BT. Philippine Journal of Health Research and development. 2023; 27(1). Available at: https://pjhrd.upm.edu.ph/index.php/main/article/view/697. Accessed: December 2023.

  9. Save the Children. Available at: https://www.savethechildren.net/news/least-113-children-die-dengue-bangladesh-deaths-surge-record-high Accessed: October 2023.

  10. Santos CY, et al. A machine learning model to assess potential misdiagnosed dengue hospitalization. Heliyon. 2023;9(6):e16634.

  11. World Health Organization. Dengue and Severe Dengue. Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue Accessed: December 2023.

  12. Phakhounthong K, et al. BMC Pediatr. 2018;18(1):109.

  13. Mallhi, TH. et al. Clin Ep and Glob Health. 2016;4(4):200-201.

  14. Wong PF, et al. 2020;13(2):193-198.

  15. Carabali M, et al. BMC Infect Dis. 2015;15:301.

  16. Krishnan N, et al. Am J Trop Med Hyg. 2012;86(3):474-6.

  17. Choi SH, et al. Korean J Pediatr. 2010;53(6):701-4.

Đi du lịch cùng trẻ em đến vùng có bệnh sốt xuất huyết? Đừng chủ quan: hãy hiểu rõ nguy cơ

Thế giới đang trở nên nhỏ bé hơn. Sự gia tăng đi lại trên toàn cầu đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều trẻ em đi đến các vùng có nguy cơ mắc sốt xuất huyết.16 Do đó, việc các bậc cha mẹ nhận thức được mối đe dọa này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

 

Nghiên cứu cho thấy sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt và đau ốm ở trẻ em trở về từ vùng khí hậu ấm áp, ẩm ướt (trừ Châu Phi).3 Đặc biệt, trẻ em đi thăm bạn bè và người thân ở nước ngoài có nguy cơ mắc bệnh, có thể vì trẻ thường đến những địa điểm không có biện pháp kiểm soát muỗi.3 Ngoài ra, trẻ em đi du lịch đến vùng dịch tễ có thể có nguy cơ bị biến chứng sốt xuất huyết nghiêm trọng. Theo nghiên cứu ở Caribe, sau khi theo dõi 8 trẻ đi du lịch đến khu vực này được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết, thì hơn một phần ba đã có diễn tiến bệnh nặng. 16

 

Nằm ngoài tầm kiểm soát của bác sĩ: Khó có thể phát hiện sốt xuất huyết ở trẻ em mới trở về từ vùng dịch tễ

Có thể khó chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết vì các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác.10 Tuy nhiên, ở trẻ em trở về các quốc gia không không nằm trong vùng dịch tễ, việc phát hiện bệnh càng khó khăn hơn. Điều này là do bác sĩ có thể thường không nghi ngờ trẻ mắc sốt xuất huyết ngay từ đầu với các dấu hiệu và triệu chứng điển hình. 17

 

Làm gương chính là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất huyết khi đi nước ngoài

Hãy trò chuyện với trẻ về cách muỗi có thể gây bệnh và tầm quan trọng của việc thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt, chẳng hạn như mặc đồ bảo vệ và sử dụng thuốc chống muỗi khi ra ngoài trời.1

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Related content

Tài liệu tham khảo

  1. UNICEF South Asia. Available at: https://www.unicef.org/rosa/stories/dengue-how-keep-children-safe. Accessed: December 2023.

  2. European Centre for Disease Prevention and Control. Available at: https://www.ecdc.europa.eu/en/dengue-fever/facts. Accessed: December 2023.

  3. Verhagen LM and de Groot R. J Infect. 2014;69 Suppl 1:S77-86.

  4. Bhattacharya MK, et al. Int J Biomedical Science. 2013;9(2):61-67.

  5. Khan MAS, et al. BMC Pediatr. 2021;21(1):478.

  6. Hammond SN, et al. Am J Trop Med Hyg. 2005;73(6):1063-70.

  7. BBC. Available at: https://www.bbc.co.uk/news/world-asia-india-58387520. Accessed: December 2023.

  8. Constantino BT. Philippine Journal of Health Research and development. 2023; 27(1). Available at: https://pjhrd.upm.edu.ph/index.php/main/article/view/697. Accessed: December 2023.

  9. Save the Children. Available at: https://www.savethechildren.net/news/least-113-children-die-dengue-bangladesh-deaths-surge-record-high Accessed: October 2023.

  10. Santos CY, et al. A machine learning model to assess potential misdiagnosed dengue hospitalization. Heliyon. 2023;9(6):e16634.

  11. World Health Organization. Dengue and Severe Dengue. Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue Accessed: December 2023.

  12. Phakhounthong K, et al. BMC Pediatr. 2018;18(1):109.

  13. Mallhi, TH. et al. Clin Ep and Glob Health. 2016;4(4):200-201.

  14. Wong PF, et al. 2020;13(2):193-198.

  15. Carabali M, et al. BMC Infect Dis. 2015;15:301.

  16. Krishnan N, et al. Am J Trop Med Hyg. 2012;86(3):474-6.

  17. Choi SH, et al. Korean J Pediatr. 2010;53(6):701-4.