Những yếu tố khiến bạn dễ bị mắc sốt xuất huyết nặng?

7 phút
Ảnh
Young woman holding her nose bridge as if she's in pain
Ảnh
Older woman with her hand to her head as if she's in pain
Nếu bạn sống tại các quốc gia dịch tễ
Nếu bạn di chuyển đến các quốc gia dịch tễ

Cần phải nghiêm túc xem xét mối đe dọa của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua muỗi phổ biến nhất với tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới.1,2 Chỉ riêng trong 50 năm qua, thế giới đã chứng kiến tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng gấp 30 lần.3 Đây thường là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu ở những khu vực có nguy cơ.4

“Mỗi năm, ước tính có khoảng 400 triệu người bị nhiễm vi-rút sốt xuất huyết, 100 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết và 21.000 ca tử vong do sốt xuất huyết.”

 

– Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.5

Mặc dù nhiều ca mắc ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng thực tế sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm với một số người.6 Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốc và tổn thương nội tạng, một số trường hợp có thể phải nhập viện và thậm chí tử vong.6-8

 

Không giống như một số bệnh nhiễm trùng khác, thật không may, diễn tiến của bệnh sốt xuất huyết không giống nhau ở tất cả mọi người, ở một số người, nhiễm sốt xuất huyết có nguy cơ dẫn đến các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng hơn so với người khác.7,9,10

“Cả hai bệnh truyền nhiễm (sốt xuất huyết và COVID-19) đều có nhiều khả năng gây biến chứng ở người lớn mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh tim”

 

– Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.10

Hãy đọc tiếp để tìm hiểu xem bạn có gặp nguy cơ cao với bệnh sốt xuất huyết không và nếu có thì bạn có thể làm gì để giữ an toàn cho mình khỏi căn bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng này..6

 

Mức độ nguy hiểm gia tăng: Một số bệnh nền có khả năng làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết thể nặng

Một số bệnh nền có khả năng làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng.7,9-11 Những bệnh nền này còn được gọi là bệnh đi kèm nếu người đó mắc bệnh cùng lúc với một bệnh khác (chẳng hạn như nhiễm sốt xuất huyết). Một số bệnh đi kèm có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch cũng như tổn thương nội mạch.7,11-13 Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là một phần nguyên nhân giải thích tại sao các bệnh đi kèm có thể dẫn đến hậu quả nặng nề hơn ở bệnh sốt xuất huyết – mặc dù lý do chính xác vẫn đang được nghiên cứu.7,11-13 Vì vậy, những bệnh nền này là gì và bệnh nền có thể làm sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn ở một số người như thế nào?

 

Một số tác nhân chính:

Đái tháo đường/
Tiểu đường

Bệnh lý về tim/
Rối loạn tuần hoàn máu

DiabetesHeart/blood circulation disorders
  • Mắc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết và khả năng tử vong. Điều này một phần có thể là do bệnh tiểu đường gây suy giảm hệ thống miễn dịch và tổn thương nội mạch.11

  • Nghiên cứu ở Brazil cho thấy đối với bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết, người mắc tiểu đường có nguy cơ tử vong cao gấp 10 lần so với bệnh nhân không mắc tiểu đường.14

  • Ở người lớn bị mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng huyết áp có thể làm gia tăng khả năng chuyển biến thành sốt xuất huyết nặng. Một trong những nguyên nhân có thể là do huyết áp cao gây ra sự gián đoạn hệ thống miễn dịch và sức bền thành mạch.12

  • Huyết áp cao có liên quan đến nguy cơ nhập viện và tử vong cao hơn ở những người mắc sốt xuất huyết.11

Các bệnh lý liên quan đến phổi

Bệnh thận

Lung conditionsKidney conditions
  • Nghiên cứu ở Singapore cho thấy bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có tiền sử mắc các bệnh hen suyễn từ trước có nguy cơ bị tổn thương nội tạng nghiêm trọng cao gấp đôi so với bệnh nhân sốt xuất huyết không bị bệnh hen suyễn.7

  • Nghiên cứu ở Brazil cho thấy, đối với một số bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết mắc một số bệnh nền về phổi có thể làm tăng nguy cơ tử vong lên khoảng 10 lần so với những bệnh nhân không mắc các bệnh này.14

  • Bệnh thận mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng hoặc gây tử vong so với những người không mắc bệnh này. Điều này một phần có thể là do sốt xuất huyết gây suy giảm hệ thống miễn dịch.11,15

  • Nghiên cứu ở Brazil cho thấy đối với một số bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết mắc một số bệnh đi kèm về thận có thể làm tăng nguy cơ tử vong lên khoảng 10 lần so với những bệnh nhân không mắc các bệnh này.14

Thừa cân hoặc béo phì

 

Obesity or overweight

 

  • Những người thừa cân có thể có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng cao gấp 1,5 lần so với những người có cân nặng bình thường. Béo phì được biết là có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, mặc dù hiện tại vẫn chưa rõ liệu đây có phải là lý do làm tăng nguy cơ mắc bệnh hay không13

  • Ngoài ra, béo phì còn liên quan đến thời gian nằm viện kéo dài ở bệnh nhân sốt xuất huyết.16

 

Có thể còn những bệnh đi kèm khác ngoài những bệnh được nêu trong tài liệu này, vì đây là lĩnh vực mà các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Vui lòng liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ lo ngại nào về nguy cơ của mình.

 

Tích tụ các nguy cơ: Nhiều bệnh nền có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn

Thật không may, đối với những người mắc nhiều bệnh nền, nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết có thể tăng lên.7 Điều này có nghĩa là tác động kết hợp của nhiều bệnh nền làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết hơn so với một bệnh nền đã có từ trước.7 Ví dụ, nghiên cứu ở Singapore cho thấy bệnh nhân có nguy cơ bị suy đa tạng nghiêm trọng do sốt xuất huyết nếu họ mắc cả bệnh tiểu đường và tăng huyết áp so với khi họ chỉ mắc một trong các bệnh đi kèm này.7

 

Nguy cơ cao hơn ở người lớn tuổi

Tuổi già có thể làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng và tử vong.7,11 Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trên 60 tuổi có nguy cơ bị suy tạng nặng cao gấp ba lần so với những người ở độ tuổi 12–29.7 Nguy cơ ở người lớn tuổi có thể một phần là do sự suy giảm dần chức năng của hệ miễn dịch xảy ra tự nhiên theo tuổi tác.7 Thật không may, tuổi già có liên quan đến nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính cao hơn17– nhiều bệnh trong số đó có thể làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết.11

 

Tăng cường khả năng chống lại sốt xuất huyết

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Nội dung liên quan
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đa dạng của bệnh sốt xuất huyết, bài viết này đi sâu vào tác động của tình trạng bệnh nền, tuổi tác, cân nặng và các biến số liên quan đến việc đi lại, đưa ra những thông tin chi tiết để giúp các cá nhân đánh giá và hiểu rõ mức độ dễ mắc bệnh của bản thân.

Tài liệu tham khảo

  1. Yang X, et al. J Travel Med. 2021;28(8):taab146.

  2. Bouri N, et al. Public Health Rep. 2012;127(3):259-66.

  3. World Health Organization. Available at: https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/dengue-and-severe-dengue Accessed December 2023.

  4. Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/areaswithrisk/index.html. Accessed December 2023.

  5. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/dengue/training/cme/ccm/page51440.html. Accessed December 2023.

  6. World Health Organization. Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue Accessed December 2023.

  7. Pang J, et al. Sci Rep. 2017;7:39872.

  8. Calderón-Peláez MA et al. Front Microbiol. 2019;10:1435.

  9. Sangkaew S, et al. Lancet Infect Dis. 2021;21(7):1014-1026.

  10. Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/is-it-dengue-or-covid.html. Accessed December 2023.

  11. Fonseca-Portilla R, et al. Int J Infect Dis. 2021;110:332-336.11.

  12. Ng WY, et al. PLoS One. 2022;17(9):e0273071.

  13. Chen CY, et al. BMC Infect Dis. 2023;23(1):502.

  14. Werneck GL, et al. Mem Inst Oswaldo Cruz. 2018;113(8):e180082.

  15. Lien CE, et al. Am J Trop Med Hyg. 2021;105(6):1544-1551.

  16. Tan VPK, et al. PLoS One. 2018;13(7):e0200698.

  17. Divo MJ, et al. Eur Respir J. 2014;44(4):1055-68.

  18. Herman J, et al. 2018;46(1):59-65.

Nếu bạn là người lớn tuổi hoặc là người có bệnh nền và đi đến các vùng dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết, hãy thực hiện các biện pháp quan trọng sau

Tuổi cao và/hoặc một số tình trạng bệnh lý mạn tính có thể làm tăng nguy cơ biến chứng (bao gồm cả tử vong) do sốt xuất huyết nếu họ mắc bệnh này.7,9-11 Những du khách như vậy có thể gặp rủi ro trước những tác động bất lợi của sốt xuất huyết – cả trong chuyến đi (nơi họ có thể khởi phát bệnh) và sau khi trở về (tại thời điểm đó họ vẫn có thể gặp các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết).18

 

Điều này nghĩa là bạn có thể phải thực hiện thêm một số bước trước khi ra nước ngoài đến những khu vực có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. May thay, việc lập kế hoạch chi tiết có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc sốt xuất huyết ở nước ngoài. Đây là những gì bạn cần phải biết...

 

Sự chuẩn bị trước là rất quan trọng: Xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ

Việc khám sức khỏe trước khi đi du lịch có thể giúp bác sĩ xem tình trạng bệnh nền của bạn có được kiểm soát tốt hay không.18 Nếu dùng thuốc điều trị bệnh, bạn nên chuẩn bị trước để đảm bảo mang theo đủ thuốc. Mang theo toa thuốc hoặc danh sách các loại thuốc sẽ rất hữu ích, bác sĩ có thể giúp bạn lập danh sách này.18 Đồng thời, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về nguy cơ mắc sốt xuất huyết khi tới điểm du lịch.18

 

Ngoài việc gặp bác sĩ, một điều quan trọng khác cần làm trước khi bay là hỏi về chương trình bảo hiểm chi trả cho (các) bệnh lý nền của bạn.18

 

Những điều cần cân nhắc về điểm du lịch

Trước khi đi du lịch, tốt nhất bạn nên kiểm tra xem thuốc bạn sẵn có tại điểm du lịch hay không và có thể mua ở đâu.18 Cần cân nhắc thêm về việc các bệnh viện hoặc trung tâm y tế địa phương có được trang bị tốt để điều trị bệnh của bạn hay không. Ví dụ, liệu họ có đủ trang thiết bị cần thiết để điều trị hay không.18 Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm khi đến nơi là đảm bảo thực hiện mọi biện pháp có thể để tránh bị muỗi đốt ngay từ đầu6

 

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Hãy biến kỳ nghỉ thành kỷ niệm đáng nhớ theo cách đúng đắn

Nội dung liên quan
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đa dạng của bệnh sốt xuất huyết, bài viết này đi sâu vào tác động của tình trạng bệnh nền, tuổi tác, cân nặng và các biến số liên quan đến việc đi lại, đưa ra những thông tin chi tiết để giúp các cá nhân đánh giá và hiểu rõ mức độ dễ mắc bệnh của bản thân.

Tài liệu tham khảo

  1. Yang X, et al. J Travel Med. 2021;28(8):taab146.

  2. Bouri N, et al. Public Health Rep. 2012;127(3):259-66.

  3. World Health Organization. Available at: https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/dengue-and-severe-dengue Accessed December 2023.

  4. Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/areaswithrisk/index.html. Accessed December 2023.

  5. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/dengue/training/cme/ccm/page51440.html. Accessed December 2023.

  6. World Health Organization. Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue Accessed December 2023.

  7. Pang J, et al. Sci Rep. 2017;7:39872.

  8. Calderón-Peláez MA et al. Front Microbiol. 2019;10:1435.

  9. Sangkaew S, et al. Lancet Infect Dis. 2021;21(7):1014-1026.

  10. Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/is-it-dengue-or-covid.html. Accessed December 2023.

  11. Fonseca-Portilla R, et al. Int J Infect Dis. 2021;110:332-336.11.

  12. Ng WY, et al. PLoS One. 2022;17(9):e0273071.

  13. Chen CY, et al. BMC Infect Dis. 2023;23(1):502.

  14. Werneck GL, et al. Mem Inst Oswaldo Cruz. 2018;113(8):e180082.

  15. Lien CE, et al. Am J Trop Med Hyg. 2021;105(6):1544-1551.

  16. Tan VPK, et al. PLoS One. 2018;13(7):e0200698.

  17. Divo MJ, et al. Eur Respir J. 2014;44(4):1055-68.

  18. Herman J, et al. 2018;46(1):59-65.