Sốt xuất huyết: 5 sự thật cần biết
Sốt xuất huyết thường được gọi là sốt “gãy xương” là có nguyên do
Một sự thật quan trọng là phải nhận ra nhiều ca nhiễm sốt xuất huyết không có triệu chứng hoặc chỉ gây bệnh nhẹ.1 Cứ 4 người thì có một người mắc sốt xuất huyết biểu hiện triệu chứng, thường là trong thời gian ngắn, kéo dài từ 2–7 ngày.1,2 Mọi người thường sẽ không bị sốt nhưng cũng có thể gặp các triệu chứng khác như đau hốc mắt, đau khớp và cơ.2
Các triệu chứng như sốt, phát ban trên da, đau hốc mắt cũng như đau cơ và xương là lý do mà sốt xuất huyết được gọi là sốt gãy xương.3
Số ít người (chỉ khoảng 5%) có thể tiến triển thành sốt xuất huyết nặng, thường là sau khi hạ sốt.1,2 Dấu hiệu của sốt xuất huyết nặng bao gồm đau bụng dữ dội, nôn mửa dai dẳng, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.1 Bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng này cũng cần đi khám ngay lập tức, vì sốt xuất huyết nặng là trường hợp cấp cứu y tế có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.1,2 Nếu bạn cần thông tin liên quan để nhận biết triệu chứng và dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết nặng, hãy trao đổi với bác sĩ.
Bạn có biết sốt xuất huyết có thể truyền sang thai nhi nếu người mẹ bị mắc trong thời gian thai kỳ? 4
Các nhà khoa học ngày càng lo ngại về nguy cơ mắc sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai.5 Các nghiên cứu gần đây cho thấy căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong cho cả mẹ và thai nhi.4,5 Một nghiên cứu hồi cứu tại khu vực của Brazil để đánh giá ảnh hưởng của sốt xuất huyết đến sinh nở (một phần dữ liệu nghiên cứu đã xem xét hơn 250.000 ca sinh nở từ 2011 đến 2017) cho thấy ngay cả nhiễm trùng nhẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non đến 77% và tăng gấp đôi nguy cơ sinh non nhẹ cân (đôi khi có thể để lại hậu quả suốt đời).5,6 Ngoài ra, mắc sốt xuất huyết khi mang thai có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong cho thai nhi.4,7
“Sốt xuất huyết có thể gây ra những hậu quả gồm tử vong ở thai nhi, sinh nhẹ cân và sinh non.”
– Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ4
Sốt xuất huyết khi mang thai có thể liên quan đến việc tăng tỉ lệ tử vong ở mẹ (được báo cáo là 15,9% trong nghiên cứu về 216 phụ nữ mang thai ở Ấn Độ) cũng như tình trạng tiền sản giật, trong đó huyết áp của các bà mẹ mang thai có thể tăng cao (tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị).8-10
Nếu bạn đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai, hãy đảm bảo mình hiểu rõ về các nguy cơ của bệnh sốt xuất huyết và hết sức cảnh giác nếu bạn đang ở khu vực thường xuyên xảy ra sốt xuất huyết. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về các nguy cơ tiềm ẩn.
Sự gia tăng nhanh chóng của bệnh sốt xuất huyết trong những năm gần đây có thể chủ yếu là vì các yếu tố do con người gây ra11-15
Trong năm thập kỷ qua, các ca mắc sốt xuất huyết đã tăng với tốc độ kinh ngạc: hiện bệnh này đã xuất hiện trên 125 quốc gia và các đợt bùng phát đã xảy ra trên mọi lục địa trừ Nam Cực.13,16 Kết quả là sốt xuất huyết gây ra hàng triệu ca nhiễm, hàng trăm nghìn ca nhập viện và hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm.11 Mặc dù các yếu tố liên quan đến sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết chưa được hiểu rõ, nhưng con người có thể là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây lan căn bệnh này.12-14
Sự gia tăng di chuyển bằng đường hàng không dẫn đến việc du khách bị nhiễm vi- rút sốt xuất huyết tại các khu vực nhiệt đới nhưng chỉ phát bệnh sau khi trở về nhà.12 Điều này khiến cho vi- rút cũng theo đó di chuyển liên tục trên khắp thế giới.12 Ngoài ra, biến đổi khí hậu (một phần do con người gây ra) có thể đang tạo ra điều kiện thuận lợi ở khu vực mới (mà trước đây không thể tiếp cận được) để những loài muỗi này giờ đây có thể hoành hành. 17,18
Một yếu tố khác do con người gây ra có thể góp phần vào việc gia tăng bệnh sốt xuất huyết là quá trình đô thị hóa.14 Quá trình đô thị hóa làm gia tăng mật độ dân cư, tạo điều kiện cho muỗi dễ dàng tấn công và lây bệnh.19 Đồng thời, con người còn tạo ra các môi trường (chẳng hạn như thùng chứa nhân tạo) cho muỗi Aedes (muỗi vằn) đẻ trứng.14
Một nghiên cứu ước tính rằng sẽ có hai tỷ người sống trong khu vực mắc sốt xuất huyết vào năm 2080 so với năm 2015 nếu tốc độ biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn như hiện nay.20
Hiểu được các yếu tố do con người gây ra ảnh hưởng như thế nào đến việc lây lan bệnh sốt xuất huyết, điều đó đồng nghĩa với việc tất cả chúng ta đều có thể đóng góp để làm giảm sự lây lan của căn bệnh này trên toàn thế giới.
Sự sống đan xen: Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sống và sinh sản ở quanh chúng ta
Không giống như các loại muỗi khác có thể bay xa hàng ngàn mét, muỗi vằn chỉ có thể bay vài trăm mét mỗi lần, nghĩa là chúng phải sống gần mục tiêu là con người để phát triển.22 Ngoài ra, ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm, nhà cửa có thể là nơi mát mẻ cho những con muỗi này nghỉ ngơi, chẳng hạn như trên tường, tủ quần áo và bên dưới đồ nội thất.22 Cuối cùng, muỗi vằn thích đẻ trứng – lên tới 100 trứng mỗi lần – trên thành của các vật dụng chứa nước ở trong và xung quanh nhà (chẳng hạn như chậu cây và xô).22,23 Trứng có thể nằm im và sống sót khi dính trên thành các vật dụng này trong vài tháng – chỉ nở ra khi chúng tiếp xúc với nước.23
Ngăn chặn muỗi vằn sinh sôi trong và quanh nhà của bạn là một bước quan trọng để bảo vệ cả gia đình và cộng đồng khỏi bệnh sốt xuất huyết.
Một trong những chiến lược được sử dụng để phòng chống muỗi vằn là ngăn chặn chúng sinh sản trong các vật dụng chứa nước . Trong đó có thể bao gồm các hành động như nhấc và đổ nước trong chậu hoa và xô khi không sử dụng, thay nước trong bình, đồng thời giữ cho mái nhà thông thoáng.24
Các biện pháp để tránh bị muỗi đốt khi ở ngoài trời (chẳng hạn như sử dụng thuốc chống côn trùng và mặc quần áo dài tay) cũng rất quan trọng.1
“Không giống như các loài muỗi khác, muỗi vằn thích đốt người hơn.”
– Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.23
Các công nghệ và công cụ mới sắp ra mắt? Hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sốt xuất huyết, nhưng các loại thuốc và vắc- xin mới đang được triển khai13,25-27
Thật không may, mặc dù bệnh sốt xuất huyết gây ra gánh nặng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và cộng đồng, nhưng vẫn chưa có thuốc đặc trị.13 Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu tập trung vào các biện pháp điều trị triệu chứng giúp giảm đau và sốt.1 Do chưa có thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết đặc hiệu nên việc tiêm chủng vắc-xin để ngăn ngừa sự lây lan giữa người với người là biện pháp quan trọng trong việc chống lại căn bệnh này.26
Việc phát triển và sử dụng vắc-xin kết hợp với các phương pháp điều trị và phòng ngừa khác có thể là công cụ hiệu quả trong việc chống lại bệnh sốt xuất huyết.11
Việc phát triển vắc-xin phòng sốt xuất huyết đặc biệt khó khăn vì có tới 4 tuýp vi- rút sốt xuất huyết khác nhau và việc chỉ ngăn ngừa chống lại một tuýp sẽ không tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài đối với các tuýp khác.28 Ngoài ra, miễn dịch với một tuýp sốt xuất huyết nhưng nhiễm tuýp thứ hai thực sự có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết nặng hơn.28 Tuy nhiên, gần đây đã có tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các loại thuốc và vắc-xin cho bệnh sốt xuất huyết.26,27,29 Bạn có thể trao đổi với bác sĩ của mình về các phương pháp điều trị và phòng ngừa, bao gồm cả vắc xin hiện có.26,29
*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Tài liệu tham khảo
World Health Organization. Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue Accessed December 2023.
Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/symptoms/index.html Accessed December 2023.
Amin S, et al. Cureus. 2021;13(11):e19653.
Centers for Disease Control and Prevention. Prevent Dengue During Pregnancy. Available at https://www.cdc.gov/. Accessed December 2023.
The Telegraph. Available at: https://www.telegraph.co.uk/global-health/science-and-disease/dengue-breakbone-fever-pregnancy-risk-mosquitos/ Accessed December 2023.
Menezes, L., & Foureaux Koppensteiner , M. (Accepted/In press). Maternal Dengue and Health Outcomes of Children. American Economic Journal: Applied Economics. Available at: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=4466341. Accessed December 2023.
Paixão ES, et al. Lancet Infect Dis. 2017;17(9):957-964.
Brar R, et al. Arch Gynecol Obstet. 2021;304(1):91-100.
Chong V, et al. Trop Med Infect Dis. 2023;8(2):86.
NHS. Available at: https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/complications/high-blood-pressure/ Accessed December 2023.
Thomas SJ. J Infect Dis. 2011;203(3):299-303.
Gubler DJ. Clin Microbiol Rev. 1998;11(3):480-96.
Murray NE, et al. Clin Epidemiol. 2013;5:299-309.
Gubler DJ. Trop Med Health. 2011;39(4 Suppl):3-11.
Kularatne SA, Dalugama C. Clin Med (Lond). 2022;22(1):9-13.
Ministry of Health (Sri Lanka) Available at: https://www.dengue.health.gov.lk/web/index.php/en/information/global-situation Accessed December 2023.
Liu-Helmersson J, et al. Environ Res. 2019;172:693-699.
Iwamura T, et al. Nat Commun. 2020;11(1):2130.
Kolimenakis A, PLoS Negl Trop Dis. 2021;15(9):e0009631.
Messina JP, et al. Nat Microbiol. 2019;4(9):1508-1515.
Overgaard HJ, et al. Parasit Vectors. 2017;10(1):356.
McNaughton D, et al. Trop Med Infect Dis. 2018;3(2):67.
Centers for Disease Control and Prevention. (mosquitolifecyclefinal) Available at: www.cdc.gov. Accessed December 2023.
National Environment Agency. Available at : https://www.nea.gov.sg/dengue-zika/stop-dengue-now. Accessed December 2023.
Torres-Flores JM. 2022;36(3):325-336.
Wang WH, et al. Biomed Pharmacother. 2021;144:112304.
Palanichamy Kala M, et al. Curr Treat Options Infect Dis. 2023;15(2):27-52.
The Lancet Infectious Diseases. Lancet Infect Dis. 2018;18(2):123.
Angelin M, et al. Travel Med Infect Dis. 2023;54:102598.
World Health Organization. Available at: https://www.who.int/news/item/29-10-2010-dengue-the-fastest-growing-mosquito-borne-disease-in-the-world Accessed December 2023.
Khan S, et al. Int J Environ Res Public Health. 2022;19(17):10768.
Daily Telegraph. Available at: https://www.telegraph.co.uk/global-health/science-and-disease/bangladesh-struggles-control-worst-dengue-outbreak-history/ Accessed December 2023.
BBC. Available at: https://www.bbc.co.uk/news/world-latin-america-65930736. Accessed December 2023.
ECDC. Available at: https://www.ecdc.europa.eu/en/dengue-monthly. Accessed December 2023.
Guo C, et al. Front Cell Infect Microbiol. 2017;12;7:317.
Hossain MS, et al. Trop Med Health. 2023;51(1):37.
World Health Organization. Dengue around the world. Available at: https://www.euro.who.int/__data/assets/pdf_file/0009/234198/Dengue-in-the-WHO-European-Region.pdf Accessed December 2023.
Tozan Y, et al. Am. J. Trop. Med. Hyg. 2019;100(6):1525-1533.
Gossner CM, et al.. Euro Surveill. 2022;27(2):pii=2001937.
Centers For Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/training/cme/ccm/page51440.html Accessed December 2023.
Rivera A, et al. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2020;69(6):149-154.
Lowe R, et al. Lancet Planet Health. 2021;5: e209-19.
Gwee SWX, et al. BMC Infect Dis. 2021;21:1078.
World Health Organization. Dengue guidelines for diagnosis, treatment, prevention and control. New edition 2009. Available at: https://apps.who.int/iris/handle/10665/44188. Accessed December 2023.
Centers For Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/transmission/index.html. Accessed December 2023.
Soo KM, et al. PLoS One. 2016;11(5):e015476.
Sự gia tăng nhanh chóng: Sốt xuất huyết là một trong những bệnh do vi- rút truyền qua muỗi lây truyền nhanh nhất trên thế giới30
Hiện nay, sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm do vi- rút lây truyền qua muỗi đáng quan tâm nhiều nhất trên thế giới hiện nay và là vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng .15 Số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cầu đã tăng vọt kể từ đầu thế kỷ.31
Các ca sốt xuất huyết được báo cáo đã tăng từ 505.430 ca năm 2000 lên hơn 2,4 triệu ca vào năm 2010 và sau đó lên 5,2 triệu ca vào năm 2019. Con số này tăng gấp 8 lần trong hai thập kỷ qua.31
Ước tính khoảng 100-400 triệu ca nhiễm mới mỗi năm.1,15 Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn thế vì các ca bệnh có thể chưa được báo cáo hết do hệ thống giám sát và ghi nhận bệnh tật còn thiếu sót ở một số quốc gia.15 Trong quá khứ, tốc độ xảy ra các ca sốt xuất huyết đã khiến một số quốc gia gặp khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh.32,33
Nếu bạn đang đến vùng dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mình kiểm tra thông tin y tế công cộng mới nhất hiện có về địa điểm đến (bao gồm cả việc xem liệu có bất kỳ đợt bùng phát nào xảy ra trong khu vực đó không).
Nơi bạn đến có nằm trong bản đồ sốt xuất huyết không? Sốt xuất huyết đang lây lan sang các khu vực mới
Sốt xuất huyết hiện đang diễn ra ở nhiều nơi hơn bao giờ hết, bao gồm cả các khu vực Châu Âu cũng có các đợt bùng phát sốt xuất huyết trong thời gian gần đây.1 Ca mắc sốt xuất huyết tại địa phương được báo cáo lần đầu tại Pháp và Croatia năm 2010 và các ca mắc từ nhập cảnh được ghi nhận ở 3 quốc gia khác của Châu Âu.1 Kể từ tháng 10 năm 2023, có 74 ca mắc sốt xuất huyết tại địa phương ở Châu Âu.34
Vào năm 1970, khi chỉ có 9 quốc gia báo cáo dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng thì hiện nay sốt xuất huyết đã có mặt trên 125 quốc gia với hơn nửa triệu dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh.1,13,35,36
Toàn cầu hóa và du lịch ngày càng tăng, cũng như biến đổi khí hậu được cho là một số yếu tố đứng sau sự lây lan này.13
Ngay cả khi địa điểm du lịch trước đây của bạn không có dịch sốt xuất huyết, bạn vẫn nên kiểm tra kỹ (trước khi đi du lịch) để chắc chắn rằng điều đó vẫn đúng và không có bất kỳ đợt bùng phát sốt xuất huyết nào được báo cáo gần đây.
Ở châu Âu, sốt xuất huyết chỉ đứng sau sốt rét vì sốt gây ra hầu hết các trường hợp nhập viện sau khi khi trở về từ nước ngoài.37
Trong 1 thập kỷ qua, đã có sự gia tăng số ca nhiễm sốt xuất huyết ở những du khách Châu Âu trở về từ các quốc gia dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết.37,38 Khách du lịch ở những khu vực có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đang hoạt động đang ngày càng đưa bệnh sốt xuất huyết vào châu Âu.37,38 Kết quả là, sau nhiều năm chỉ có một vài trường hợp được báo cáo, bệnh sốt xuất huyết lại một lần nữa xảy ra ở châu Âu.39
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Hoa Kỳ, nơi sốt xuất huyết là nguyên nhân chính gây ra các bệnh sốt cấp tính ở các công dân Hoa Kỳ trở về từ các các chuyến du lịch đến Nam Trung Á, Đông Nam Á, Nam Mỹ, Mexico và vùng Caribe.40
Theo một nghiên cứu, 40% bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện, hầu hết (97%) là những người trở về từ các chuyến du lịch 41
(Lưu ý rằng một tỷ lệ rất nhỏ [<1%] bệnh nhân trong nghiên cứu này bị sốt xuất huyết nặng).41
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng giống sốt nào sau khi trở về từ nước ngoài.
Mối đe dọa thường trực: Sốt xuất huyết có thể là nguy cơ ngay cả khi ở trong nhà và ngoài trời, ở các điểm du lịch nổi tiếng và những địa điểm "ít người biết đến".
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có thể sinh sôi ở cả thành phố và nông thôn, trong nhà và ngoài trời, suốt cả ngày và đôi khi vào ban đêm.1,39,42-44 Điều này khiến sốt xuất huyết trở thành mối đe dọa thường trực trên mọi mặt ở các vùng dịch tễ. Ngoài ra, muỗi có thể sinh sống bên ngoài thành phố, các vùng nông thôn được coi là “ít người qua lại”.39,42-44
Sốt xuất huyết đưa các loài muỗi vằn đến sinh sống gần con người. Có thể tìm thấy các loài muỗi vằn xung quanh nhà, nơi làm việc và khu vực giải trí của chúng ta.22,45
Khi bạn đi đến các quốc gia có dịch bệnh, hãy luôn cẩn thận, đề phòng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Tái nhiễm: Nhiễm sốt xuất huyết lần thứ hai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng46
Trong khi nhiều trường hợp sốt xuất huyết không gây ra triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ – những du khách bị nhiễm sốt xuất huyết nhiều lần có thể dễ bị tiến triển nặng hơn.1,46
Trên thực tế, có bốn tuýp vi-rút sốt xuất huyết khác nhau.28 Hệ miễn dịch của những người tái nhiễm sốt xuất huyết (với tuýp khác) thực sự có thể làm cho các triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết nặng hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng.46
Mặc dù hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết đều biểu hiện nhẹ, nhưng đôi khi bệnh có thể nặng (ở 1 trong 20 bệnh nhân có triệu chứng).1,2 Điều quan trọng là du khách phải biết các dấu hiệu cảnh báo của bệnh sốt xuất huyết nặng và đi khám ngay lập tức vì đây có thể là trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng.1,2
*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Tài liệu tham khảo
World Health Organization. Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue Accessed December 2023.
Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/symptoms/index.html Accessed December 2023.
Amin S, et al. Cureus. 2021;13(11):e19653.
Centers for Disease Control and Prevention. Prevent Dengue During Pregnancy. Available at www.cdc.gov. Accessed December 2023.
The Telegraph. Available at: https://www.telegraph.co.uk/global-health/science-and-disease/dengue-breakbone-fever-pregnancy-risk-mosquitos/ Accessed December 2023.
Menezes, L., & Foureaux Koppensteiner , M. (Accepted/In press). Maternal Dengue and Health Outcomes of Children. American Economic Journal: Applied Economics. Available at: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=4466341. Accessed December 2023.
Paixão ES, et al. Lancet Infect Dis. 2017;17(9):957-964.
Brar R, et al. Arch Gynecol Obstet. 2021;304(1):91-100.
Chong V, et al. Trop Med Infect Dis. 2023;8(2):86.
NHS. Available at: https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/complications/high-blood-pressure/ Accessed December 2023.
Thomas SJ. J Infect Dis. 2011;203(3):299-303.
Gubler DJ. Clin Microbiol Rev. 1998;11(3):480-96.
Murray NE, et al. Clin Epidemiol. 2013;5:299-309.
Gubler DJ. Trop Med Health. 2011;39(4 Suppl):3-11.
Kularatne SA, Dalugama C. Clin Med (Lond). 2022;22(1):9-13.
Ministry of Health (Sri Lanka) Available at: https://www.dengue.health.gov.lk/web/index.php/en/information/global-situation Accessed December 2023.
Liu-Helmersson J, et al. Environ Res. 2019;172:693-699.
Iwamura T, et al. Nat Commun. 2020;11(1):2130.
Kolimenakis A, PLoS Negl Trop Dis. 2021;15(9):e0009631.
Messina JP, et al. Nat Microbiol. 2019;4(9):1508-1515.
Overgaard HJ, et al. Parasit Vectors. 2017;10(1):356.
McNaughton D, et al. Trop Med Infect Dis. 2018;3(2):67.
Centers for Disease Control and Prevention. (mosquitolifecyclefinal) Available at: www.cdc.gov. Accessed December 2023.
National Environment Agency. Available at : https://www.nea.gov.sg/dengue-zika/stop-dengue-now. Accessed December 2023.
Torres-Flores JM. 2022;36(3):325-336.
Wang WH, et al. Biomed Pharmacother. 2021;144:112304.
Palanichamy Kala M, et al. Curr Treat Options Infect Dis. 2023;15(2):27-52.
The Lancet Infectious Diseases. Lancet Infect Dis. 2018;18(2):123.
Angelin M, et al. Travel Med Infect Dis. 2023;54:102598.
World Health Organization. Available at: https://www.who.int/news/item/29-10-2010-dengue-the-fastest-growing-mosquito-borne-disease-in-the-world Accessed December 2023.
Khan S, et al. Int J Environ Res Public Health. 2022;19(17):10768.
Daily Telegraph. Available at: https://www.telegraph.co.uk/global-health/science-and-disease/bangladesh-struggles-control-worst-dengue-outbreak-history/ Accessed December 2023.
BBC. Available at: https://www.bbc.co.uk/news/world-latin-america-65930736. Accessed December 2023.
ECDC. Available at: https://www.ecdc.europa.eu/en/dengue-monthly. Accessed December 2023.
Guo C, et al. Front Cell Infect Microbiol. 2017;12;7:317.
Hossain MS, et al. Trop Med Health. 2023;51(1):37.
World Health Organization. Dengue around the world. Available at: https://www.euro.who.int/__data/assets/pdf_file/0009/234198/Dengue-in-the-WHO-European-Region.pdf Accessed December 2023.
Tozan Y, et al. Am. J. Trop. Med. Hyg. 2019;100(6):1525-1533.
Gossner CM, et al.. Euro Surveill. 2022;27(2):pii=2001937.
Centers For Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/training/cme/ccm/page51440.html Accessed December 2023.
Rivera A, et al. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2020;69(6):149-154.
Lowe R, et al. Lancet Planet Health. 2021;5: e209-19.
Gwee SWX, et al. BMC Infect Dis. 2021;21:1078.
World Health Organization. Dengue guidelines for diagnosis, treatment, prevention and control. New edition 2009. Available at: https://apps.who.int/iris/handle/10665/44188. Accessed December 2023.
Centers For Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/transmission/index.html. Accessed December 2023.
Soo KM, et al. PLoS One. 2016;11(5):e015476.