Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết có thể dao động theo mùa, nhưng sốt xuất huyết vẫn luôn là một mối đe dọa quanh năm

4 phút
Ảnh
Young girl in the rain with an umbrella and a rain coat on

 

Bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện theo mùa trong năm tại một số khu vực trên thế giới. Các đợt bùng phát dịch bệnh thường liên quan đến khí hậu, vì khí hậu có thể trực tiếp làm tăng số lượng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (muỗi Aedes - muỗi vằn).1

 

Bùng phát theo thời điểm: số ca sốt xuất huyết gia tăng trong mùa mưa

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát vào mùa mưa hoặc mùa gió mùa lưu hành vì hầu hết dịch sốt xuất huyết xảy ra trong những tháng ẩm ướt và ấm áp hơn.2,3 Mùa mưa trùng với thời điểm số lượng muỗi con mang mầm bệnh sốt xuất huyết đạt đỉnh điểm.3

 

Những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trong năm ảnh hưởng đến tốc độ sinh sôi của muỗi vằn.1 Không chỉ vậy, mưa nhiều hơn còn tạo thêm nhiều nơi cho muỗi ẩn nấp và sinh sản.1 

 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kiểu hình mắc bệnh sốt xuất huyết thay đổi trong năm có liên quan đến các mùa. Số ngày mưa nhiều và độ ẩm cao có thể tạo điều kiện lý tưởng cho sự gia tăng số ca sốt xuất huyết được ghi nhận.3,4 Do đó, số ca sốt xuất huyết có thể tăng đột biến hoặc tăng mạnh trong mùa mưa so với các thời điểm khác trong năm.2,4 Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng trong mùa mưa đôi khi có thể dẫn đến bùng phát - một tình huống mà số ca mắc cao hơn nhiều so với đỉnh điểm theo mùa đến mức làm quá tải các hệ thống chăm sóc sức khỏe.5,6 Tuy nhiên, cùng với những đỉnh điểm mùa mưa này, nguy cơ mắc sốt xuất huyết luôn là một mối đe dọa trong suốt thời gian còn lại của năm (mặc dù mối đe dọa có thể cao hơn trong mùa mưa).2,4,7 Ví dụ, ở một số vùng của Việt Nam, trong khi 72% số ca sốt xuất huyết xảy ra trong những tháng ẩm ướt hơn từ tháng 6 và tháng 11, còn lại xảy ra ngoài khoảng thời gian này.4

Ảnh
rainfall

Chuyển thể thông tin từ Morales et al. 2016

 

Mặc dù tỷ lệ mắc sốt xuất huyết dao động theo thời điểm trong năm nhưng nguy cơ mắc bệnh luôn hiện hữu ở các vùng bệnh lưu hành.2,4

 

Thực trạng toàn cầu

Hiện nay, các khu vực nhiệt đới có nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết quanh năm. Tuy nhiên, các khu vực xung quanh vùng nhiệt đới thường có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết biến động hơn theo mùa. Do trái đất đang nóng lên, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tiếp tục lan rộng trên toàn cầu.8,9 Nhiệt độ tăng cao có thể làm tăng số lượng muỗi vằn bằng cách thúc đẩy khả năng sống sót và sinh sôi của chúng.9

Ảnh
map with legend

Chuyển thể thông tin từ Morin C, et al. Environ. Res. Lett. 2022

 

Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết

Vì tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết ở các vùng dịch tễ có thể thay đổi theo mùa nên dường như không cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ trong những tháng mát hơn và khô hơn. Tuy nhiên, đây có thể là một sai lầm; ở một số vùng dịch tễ, bệnh sốt xuất huyết thực sự là mối đe dọa quanh năm.2,4 

 

Các quốc gia dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết thường nóng, ẩm và ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Aedes (muỗi vằn) sinh sôi mạnh (và lây lan sốt xuất huyết) quanh năm.10 Ví dụ, phạm vi nhiệt độ lý tưởng để muỗi sống sót và ủ bệnh vi- rút sốt xuất huyết là từ 18°C đến 31°C.11 Các quốc gia lưu hành bệnh sốt xuất huyết như Fiji luôn có nhiệt độ nằm trong khoảng này.10 Ngoài ra, độ ẩm thấp nhất mà muỗi Ae. aegypti có khả năng sống sót là 60%; độ ẩm trung bình ở nhiều quốc gia vẫn cao hơn mức này – ví dụ như Sri Lanka, có độ ẩm trung bình khoảng 80%.11 Lưu ý, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn có khả năng đạt đỉnh điểm trong những điều kiện thích hợp nhất cho muỗi.4 Vì vậy, phải hết sức cảnh giác trong những khoảng thời gian này bằng các biện pháp phòng ngừa như kiểm soát muỗi và tránh bị muỗi đốt.

 

Ở một số quốc gia, nền nhiệt mát hơn ngăn ngừa muỗi trở thành mầm bệnh sốt xuất huyết lây truyền quanh năm.12 Ở Nhật Bản, mùa đông quá lạnh để muỗi có thể sống sót và lây truyền bệnh sốt xuất huyết; Tháng Giêng là tháng lạnh nhất ở Tokyo và nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng 3°C–9°C.12,13 Trong khi, nhiệt độ vào tháng 8 (tháng nóng nhất) dao động trong khoảng 25°C–30°C, hỗ trợ muỗi Ae. Aegypti sống sót và lây lan bệnh sốt xuất huyết.11,13 Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng ngày càng có nhiều khu vực trên thế giới trở nên thích hợp cho muỗi, vì vậy cần có nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu sự lây lan và hậu quả của bệnh sốt xuất huyết.14

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Nội dung liên quan

Tài liệu tham khảo

  1. Zhang Q, et al. BMJ Open. 2019;9(5):e024197.

  2. Morales I, et al. Am J Trop Med Hyg. 2016;94(6):1359-61.

  3. Wongkoon S, et al. Indian J Med Res. 2013;138(3):347-53.

  4. Do TT, et al. BMC Public Health. 2014;14:1078.

  5. Cousien A, et al. Emerg Infect Dis. 2019;25(12):2281-2283.

  6. Brady OJ, et al. Epidemics. 2015;11:92-102.

  7. Pasin C, et al. PLoS One. 2018;13(12):e0207878.

  8. Morin C, et al. Environ. Res. Lett. 2022; 17:064042.

  9. Yuan HY, et al. Sci Rep. 2020;10(1):4297.

  10. Filho WL, et al. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(24):5114.

  11. Abdullah NAMH, et al. One Health. 2022;15:100452.

  12. Lee JS, Farlow A. BMC Public Health. 2019;19(1):934.

  13. Weatherspark.com. Available at: https://weatherspark.com/y/149405/Average-Weather-at-Tokyo-Japan-Year-Round. Accessed November 2023.

  14. Liu-Helmersson et al. J, Environ Res. 2019;172:693-699.