Quá trình đô thị hóa làm gia tăng bùng phát sốt xuất huyết?

2 phút
Ảnh
Urban city at night with large crowds of people

 

Sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi Aedes (muỗi vằn); một số loài này có xu hướng sống ở các khu vực thành thị/dân cư.1 Điều này có thể khiến tỷ lệ sốt xuất huyết tại các thành phố đông đúc tăng cao hơn các khu vực lưu hành bệnh.2,3 

 

Các loài muỗi vằn sống chủ yếu ở thành thị và nông thôn có thể khác nhau:4

Thành thị

 

Urban

Ae. aegypti

Nông thôn

 

Rural

Ae. albopictus

 

Vòng đời của muỗi được chia thành bốn giai đoạn, trong đó ba giai đoạn đầu diễn ra trong môi trường nước.3 Trứng muỗi vằn đã thích nghi với các khu vực thành thị nhờ tăng khả năng chống chịu môi trường khô và nhiệt độ cao hơn. Vì nguồn cung cấp nước luôn sẵn có ở các khu vực thành thị nên loài muỗi này có thể dễ dàng sinh sản ngay cả khi người dân không tích trữ nước trong và xung quanh nhà. Thay vào đó, muỗi non chọn hệ thống thoát nước bằng bê tông làm môi trường sống vì chúng cần nước sạch nhưng không nhất thiết phải sạch.1

 

Nơi sinh sản của muỗi vằn bao gồm các vật dụng chứa nước – những thứ không thiếu trong môi trường đô thị.4

Ảnh
urbanization

Sự thích nghi của muỗi

Khi muỗi thích nghi với các khu vực thành thị, cùng với xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết đã tăng lên.2,5 Tuy nhiên, không dừng lại ở đó; nhiệt bị giữ lại bởi các tòa nhà làm tăng nhiệt độ ở các khu vực thành thị, từ đó có thể làm tăng số lượng muỗi. Điều này, cùng với tình trạng dân cư đông đúc ở các thành phố, đều góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, các khu vực đô thị chưa được quy hoạch cũng là một vấn đề vì những khu vực này có điều kiện vệ sinh kém, dân số quá đông và cơ sở hạ tầng thiếu thốn – tất cả đều tạo điều kiện cho muỗi Aedes lây lan.6

 

Hiểu nguy cơ

Quá trình đô thị hóa ngày càng tăng trên thế giới đang làm tăng mối đe dọa của bệnh sốt xuất huyết.6 Hơn bao giờ hết, người dân cần hiểu các nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp để tự bảo vệ bản thân cũng như làm chậm sự lây lan của căn bệnh này

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Nội dung liên quan

Tài liệu tham khảo

  1. Wongkoon S, et al. Indian J Med Res. 2013;138(3):347-53.

  2. Do TT, et al. BMC Public Health. 2014;14:1078.

  3. Rodrigues H, et al. Seasonality effects on Dengue. In: Proceedings of the 14th International Conference on Computational and Mathematical Methods in Science and Engineering, CMMSE 2014 3–7 July, 2014. Available at: https://repositorium.sdum.uminho.pt/bitstream/1822/37059/1/seasonality_effects_dengue.pdf. Accessed September 2023.

  4. Polwiang S. BMC Infect Dis. 2020;20(1):208.

  5. Yuan HY, et al. Sci Rep. 2020;10(1):4297.

  6. Kolimenakis A, et al. PLoS Negl Trop Dis. 2021;15(9):e0009631.