< Trở về Tin tức và bài viết

Muỗi và những vũ khí dùng để đốt chúng ta

3 phút
Ảnh
Aedes aegypti mosquito

 

Xác định vị trí

Muỗi có khả năng đáng kinh ngạc trong việc lần theo chúng ta từ xa và tìm đến vùng da hở. Để làm được như vậy, muỗi kết hợp các tín hiệu từ khứu giác (mùi), thị giác và tín hiệu nhiệt độ để xác định vị trí da người:1

  • Muỗi cái có các dây thần kinh đặc biệt giúp phát hiện khí carbon dioxide (CO2) trong không khí. Vì không khí chúng ta thở ra chứa nhiều carbon dioxide (CO2) hơn không khí bình thường, do đó muỗi có thể phát hiện ra người từ xa.2,3

  • Khi đến gần, muỗi có thể ngửi thấy mùi trên da chúng ta, cho phép muỗi đến gần phạm vi hút máu. Chúng thực hiện điều này bằng cách sử dụng hàng nghìn dây thần kinh cảm giác trên râu, các bộ phận miệng và các cấu trúc giữa râu và miệng, được gọi là “bộ hàm trên”.2,3,4

  • Cuối cùng, khi đến gần, muỗi có thể sử dụng nhiệt độ cơ thể của chúng ta để tìm vị trí đậu thích hợp.1

Vết cắn và nốt sưng

Có hàng nghìn loài muỗi, nhưng một đặc điểm nổi bật giữa tất cả các loại muỗi là phương pháp đốt chúng ta. Muỗi cái có miệng giống như ống hút, được gọi là vòi, hoàn hảo để chích qua da người và hút máu.5

 

Trong khi hút máu từ người, muỗi cái tiêm một phần nước bọt vào da. Nước bọt chứa các chất ngăn máu đông lại để vòi không bị mắc kẹt trong da. Khi phát hiện ra bị tiêm nước bọt, hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng bằng cách giải phóng histamine và cytokine, các chất gây ra ngứa và nổi mề đay liên quan đến vết muỗi đốt.5

 

Mối nguy hiểm tiềm ẩn

Tuy nhiên, mối nguy hiểm tiềm ẩn đến từ những gì xảy ra tiếp theo: khi muỗi hút máu người, muỗi cũng nuốt các vi-rút hoặc ký sinh trùng sống trong máu. Những vi-rút và ký sinh trùng này có thể sống bên trong muỗi và có thể được truyền sang người tiếp theo mà muỗi đốt thông qua nước bọt. Bất kỳ bệnh nào lây truyền theo cách này từ muỗi sang người được gọi là “bệnh do muỗi truyền”.6

 

Mặc dù muỗi có thể không bị ảnh hưởng, nhưng các bệnh do muỗi truyền này đã để lại nỗi đau lớn cho con người trong suốt lịch sử và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Ước tính hàng triệu người bị nhiễm sốt xuất huyết Dengue và sốt rét mỗi năm và hàng trăm nghìn người khác (ở các mức độ khác nhau) bị ảnh hưởng bởi sốt do vi-rút Zika, sốt chikungunya và sốt vàng.6,7 Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do vi-rút gây ra qua trung gian là muỗi lây truyền nhanh nhất trên thế giới và các ca mắc sốt xuất huyết Dengue đã tăng gấp 6 lần kể từ năm 2000.8

 

Nếu bạn lo lắng về bệnh sốt xuất huyết hoặc có các câu hỏi liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe, vui lòng liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khác.

 

Làm thế nào để tôi có thể chống lại muỗi?

Nếu bạn muốn biết mình có thể làm gì để chống lại muỗi và mối đe dọa của bệnh sốt xuất huyết, bạn có thể đọc bài viết này: Ngăn ngừa sốt xuất huyết lây lan trong gia đình và cộng đồng
 

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Nội dung liên quan
Làm rõ sự phức tạp của sốt xuất huyết, trình bày chi tiết về nguồn gốc, triệu chứng và sự lây lan toàn cầu của virus, nhấn mạnh mối đe dọa đang gia tăng, gánh nặng tài chính và vai trò quan trọng của các chiến lược phòng ngừa, cộng đồng và vắc xin tiềm năng trong việc chống lại bệnh truyền nhiễm này.

Tài liệu tham khảo

  1. van Breugel, F. et al. Current Biology. 2015;25:2123–2129. Available at: https://www.cell.com/current-biology/fulltext/S0960-9822(15)00740-X. Accessed November 2023.

  2. Herre, M. et al. Cell. 2022 ;195(17):3104-3123. Available at: https://www.cell.com/cell/fulltext/S0092-8674(22)00927-8. Accessed November 2023.

  3. National Institutes of Health. How Mosquitoes Detect People. Available at: https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/how-mosquitoes-detect-people. Accessed November 2023.

  4. National Institutes of Health. How mosquitoes distinguish people from animals. Available at: https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/how-mosquitoes-distinguish-people-animals. Accessed November 2023.

  5. Department of Molecular Virology and Microbiology. Mosquito-Borne Diseases. Available at: https://www.bcm.edu/departments/molecular-virology-and-microbiology/emerging-infections-and-biodefense/mosquitoes. Accessed November 2023.

  6. World Mosquito Program. Mosquito-borne diseases. Available at: https://www.worldmosquitoprogram.org/en/learn/mosquito-borne-diseases. Accessed January 2024.

  7. The European Centre for Disease Prevention and Control (ECDC). Available at: https://www.ecdc.europa.eu/en/malaria/facts. Accessed January 2024.

  8. World Health Organization. Dengue and severe dengue: Western Pacific. Available at: https://www.who.int/westernpacific/health-topics/dengue-and-severe-dengue#tab=tab_1. Accessed November 2023.