Tác động đến tài chính của bệnh sốt xuất huyết

3 mins
Ảnh
Man sitting on the ground looking quite distressed as he looks at a piece of paper
Ảnh
Women with her phone to her ear and hand covering her eyes as if she's distressed
Nếu bạn sống tại các quốc gia dịch tễ
Nếu bạn di chuyển đến các quốc gia dịch tễ

Đa số những người mắc bệnh sốt xuất huyết thường không biểu hiện triệu chứng nào nhưng đối với những người có triệu chứng (xảy ra ở khoảng 1/4 các ca nhiễm), bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra những thiệt hại về tài chính lớn ngoài các triệu chứng – cho cả bệnh nhân và người chăm sóc..1-4

 

Chi phí cho bệnh sốt xuất huyết có thể chiếm một phần đáng kể trong thu nhập của một hộ gia đình

Các hóa đơn của bệnh sốt xuất huyết có thể tăng lên, bao gồm chi phí xét nghiệm, chẩn đoán/điều trị y tế, bữa ăn và di chuyển đến bệnh viện.3,4 Mặc dù tác động đến tài chính của sốt xuất huyết khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng sốt xuất huyết có thể gây thiệt hại khoảng từ 1/4 đến 1/3 thu nhập hộ gia đình hằng tháng ở Campuchia, Việt Nam, Peru và Thái Lan.5,6 Những gia đình có thu nhập thấp nhất thường gặp khó khăn nhất; chẳng hạn như ở Columbia, nơi chi phí cho bệnh sốt xuất huyết chiếm 45% thu nhập hằng tháng của các gia đình có thu nhập thấp.5

 

Các hộ gia đình có thể cần vay tiền để trang trải chi phí nhập viện do sốt xuất huyết7

Ở Ấn Độ, nơi hầu hết chi phí y tế được thanh toán trực tiếp, chi phí nhập viện trung bình do sốt xuất huyết có thể vượt xa thu nhập trung bình hằng tháng của hộ gia đình: chi phí trung bình cho một đợt bệnh được ước tính từ 179,80 USD đến 933,51 USD, chiếm 41–214% thu nhập trung bình hằng tháng của hộ gia đình trong cả nước.3

Ở Việt Nam, gần một nửa số hộ gia đình có bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết phải vay nợ để trang trải chi phí điều trị.7 Một số gia đình phải thế chấp lại nhà hoặc bán các vật dụng có giá trị trong nhà để có tiền chăm sóc người bệnh.7

Sau 6 tháng, hơn 70% hộ gia đình chưa bắt đầu thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần chi phí điều trị.7

Chi phí của bệnh sốt xuất huyết có thể vượt chi phí chăm sóc y tế

Nghiên cứu ở Sri Lanka cho thấy bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết mất trung bình 21 ngày làm việc.3 Số ngày nghỉ này chiếm hơn 70% thu nhập trung bình hằng tháng của họ.3 Đối với người chăm sóc, họ phải bỏ lỡ gần 3 ngày làm việc khi bệnh nhân nhập viện và thêm 4 ngày nữa sau khi bệnh nhân xuất viện.3 Đối với trẻ em từng mắc đợt sốt xuất huyết, nghiên cứu cho thấy trung bình trẻ em phải nghỉ học 11 ngày.3

Trong số những người mắc sốt xuất huyết có triệu chứng, cứ khoảng 20 người thì có 1 người có thể chuyển biến thành sốt xuất huyết nặng, đây là trường hợp cấp cứu y tế đe dọa tính mạng.1 Hãy luôn tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn nghĩ mình bị sốt xuất huyết.

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Nội dung liên quan
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đa dạng của bệnh sốt xuất huyết, bài viết này đi sâu vào tác động của tình trạng bệnh nền, tuổi tác, cân nặng và các biến số liên quan đến việc đi lại, đưa ra những thông tin chi tiết để giúp các cá nhân đánh giá và hiểu rõ mức độ dễ mắc bệnh của bản thân.

Tài liệu tham khảo

  1. Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/healthcare-providers/clinical-presentation.html. Accessed December 2023.

  2. Legorreta-Soberanis J, et al. BMC Public Health. 2017;17(Suppl 1):411.

  3. Weerasinghe NP, et al. BMC Health Serv Res. 2022;22(1):657.

  4. Hung TM, et al. Trends Parasitol. 2018;34(10):904-918.

  5. Lee JS, et al. PLoS Negl Trop Dis. 2017;11(10):e0006037.

  6. Salmon-Mulanovich G, et al. Am J Trop Med Hyg. 2015;93(4):684-90.

  7. Tam PT, et al. Am J Trop Med Hyg. 2012;87(3):554-8.

  8. Tozan Y, et al. Am J Trop Med Hyg. 2019 ;100(6):1525-1533.

  9. Wilder-Smith A. Paediatr Int Child Health. 2012;32 Suppl 1(s1):28-32.

Ngoài ra, sốt xuất huyết có thể gây hậu quả về tài chính cho du khách

Mắc sốt xuất huyết ở nước ngoài có thể gây tốn kém cho du khách.8 Chi phí có thể tăng lên khi họ thăm khám và điều trị y tế tại nơi họ đến và/hoặc nước sở tại.8 Khách du lịch (và những người đồng hành) có thể tổn thất về mặt tài chính nếu hành trình của họ bị gián đoạn vì mắc sốt xuất huyết và cũng có khi không thể quay lại làm việc ngay lúc họ trở về nhà.8 Một nghiên cứu ước tính tổng chi phí trung bình cho một đợt sốt xuất huyết là 992 USD đối với du khách.8 Trong nghiên cứu này, một số du khách mắc sốt xuất huyết đã phải hủy kế hoạch du lịch trong khi những người khác phải hoãn lịch trở về nhà.8

 

Du lịch quốc tế ngày càng gia tăng và nhiều quốc gia là điểm đến du lịch nổi tiếng có dịch sốt xuất huyết.8,9 Điều cần thiết hơn bao giờ hết đối với du khách là phải đề phòng bệnh sốt xuất huyết trước chuyến đi. Trong đó có thể bao gồm tư vấn y tế trước khi đi du lịch và mua bảo hiểm phù hợp. Bạn có thể đọc thêm về các biện pháp phòng ngừa bạn có thể làm để chống lại bệnh sốt xuất huyết nếu bạn đi du lịch đến quốc gia có bệnh sốt xuất huyết tại đây.

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

Nội dung liên quan
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đa dạng của bệnh sốt xuất huyết, bài viết này đi sâu vào tác động của tình trạng bệnh nền, tuổi tác, cân nặng và các biến số liên quan đến việc đi lại, đưa ra những thông tin chi tiết để giúp các cá nhân đánh giá và hiểu rõ mức độ dễ mắc bệnh của bản thân.

Tài liệu tham khảo

  1. Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/dengue/healthcare-providers/clinical-presentation.html. Accessed December 2023.

  2. Legorreta-Soberanis J, et al. BMC Public Health. 2017;17(Suppl 1):411.

  3. Weerasinghe NP, et al. BMC Health Serv Res. 2022;22(1):657.

  4. Hung TM, et al. Trends Parasitol. 2018;34(10):904-918.

  5. Lee JS, et al. PLoS Negl Trop Dis. 2017;11(10):e0006037.

  6. Salmon-Mulanovich G, et al. Am J Trop Med Hyg. 2015;93(4):684-90.

  7. Tam PT, et al. Am J Trop Med Hyg. 2012;87(3):554-8.

  8. Tozan Y, et al. Am J Trop Med Hyg. 2019 ;100(6):1525-1533.

  9. Wilder-Smith A. Paediatr Int Child Health. 2012;32 Suppl 1(s1):28-32.