Sốt xuất huyết có thể lây lan ở trường học khiến trẻ em gặp nguy hiểm
Trường học là nơi tập trung đông trẻ em ra vào khuôn viên mỗi ngày.1,2 Và đồng thời cũng là nơi có môi trường sinh sản thuận lợi của muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết.1-3 Điều này khiến trường học trở thành nơi có nguy cơ cao lây lan bệnh sốt xuất huyết thông qua việc trẻ em (và giáo viên/viên chức) tiếp xúc với muỗi vằn (muỗi Aedes) vào ban ngày.1-3
Ổ hoạt động của muỗi vằn (muỗi Aedes)
Muỗi có thể sinh trưởng mạnh ở trường học.2-4 Nghiên cứu ở Mexico cho thấy muỗi Aedes aegypti xuất hiện ở tất cả 24 trường học được thử nghiệm trong khoảng thời gian 15 tháng.4 Hơn 60% muỗi được tìm thấy lưu trú bên trong lớp học.4 Một nghiên cứu khác ở Colombo, Sri Lanka cho thấy hơn 60% trường học có điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sản.3
Không thiếu nơi cho muỗi vằn (muỗi Aedes) sinh sản trong trường học
Ngoài lớp học, thì sân chơi, nhà vệ sinh, mái trường đều là nơi thích hợp để muỗi vằn đẻ trứng.2 Đồng thời, những nơi sinh sản của muỗi có thể là các vật dụng có thể chứa nước bao gồm máy làm lạnh, trống, hộp thiếc, thùng, bể chứa, bình và các vật dụng có chức năng đựng nước đã qua sử dụng (chẳng hạn như chai hoặc lon).2
Trong một số trường hợp, các trường học đã phải đóng cửa trong thời gian dài vì số ca mắc sốt xuất huyết cao bất ngờ được ghi nhận tại các trường này.5
Nghỉ học vì sốt xuất huyết có thể gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ và gia đình.6,7
Tại một thành phố (Fortaleza) của Brazil, 86% học sinh (5–13 tuổi), được xác nhận mắc sốt xuất huyết (và có các triệu chứng của bệnh) đã nghỉ học vì bệnh, trung bình 4 ngày.6 Ngoài ra, sốt xuất huyết còn ảnh hưởng đến những người chăm sóc trẻ; trong khoảng 1/5 số trẻ em được xác nhận mắc sốt xuất huyết có triệu chứng, người chăm sóc chính của các em (bố mẹ, ông bà,...) đã phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc trẻ ốm – trung bình là 1,5 ngày6
Mọi người đều có vai trò trong việc giữ trường học được an toàn trước bệnh sốt xuất huyết.
Học sinh có thể:2
Đảm bảo mặc quần áo dài tay và sử dụng thuốc chống côn trùng
Vứt rác đúng cách; loại bỏ sạch sẽ các cốc, ly và chai nhựa đã qua sử dụng
Chia sẻ thông tin và động viên những học sinh khác
Giáo viên có thể:2
Khuyến khích, giáo dục học sinh trong các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết
Thường xuyên theo dõi và loại trừ các địa điểm có thể có muỗi trong trường học
Đảm bảo đậy kín mọi vật dụng có thể chứa nước và xử lý chất thải rắn đúng cách
Ban giám hiệu có thể:2
Phối hợp với các cơ quan khác, ví dụ: cơ quan y tế, dân sự và vệ sinh / quản lý môi trường
Theo dõi để sửa chữa khi cần thiết, ví dụ: trang thiết bị bị rò rỉ
Trường học có thể thúc đẩy những thay đổi tích cực trong cộng đồng chống lại bệnh sốt xuất huyết
“Trường học là một trong những nơi tốt nhất để tiến hành giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe.”
– Tổ chức Y tế Thế giới (Tôi – Không sốt xuất huyết: Chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết để nâng cao sức khỏe tại trường học)8
Trường học là những địa điểm quan trọng để thúc đẩy cộng đồng tham gia phòng chống sốt xuất huyết.9,10 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thu hút học sinh tham gia với tư cách là “sứ giả về sức khỏe” có thể giúp mang lại những thay đổi lớn hơn trong hành vi của cộng đồng về phòng chống sốt xuất huyết10,11
Hỗ trợ các trường học đúng cách...
Các trường học cùng với học sinh đang ở thế “kép”: vừa dễ bị lây lan bệnh sốt xuất huyết, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục cộng đồng về phòng chống dịch bệnh.1,2,9 Vì vậy, cần hỗ trợ các trường học trong việc ngăn ngừa sự lây truyền sốt xuất huyết giữa học sinh, đồng thời tuyên truyền thông tin về phòng chống sốt xuất huyết tới cộng đồng.
*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Tài liệu tham khảo
Queensland Government. Available at: https://www.health.qld.gov.au/public-health/industry-environment/disease-prevention-control/mosquito-borne-dengue Accessed December 2023.
National Center for Vector Borne Diseases Control (.gov.in) Available at: https://ncvbdc.mohfw.gov.in/Doc/Guidelines/Guidelines-Prevention-Control-of-Dengue-in-School-2019.pdf Accessed December 2023.
Louis VR, et al. Pathog Glob Health. 2016;110(2):79-86.
García-Rejón JE, et al. Am J Trop Med Hyg. 2011;84(3):489-96.
Times of India. Available at: https://timesofindia.indiatimes.com/city/dehradun/residential-boys-school-closes-for-15-days-after-dengue-scare/articleshow/70999129.cms Accessed December 2023.
Coelho I, et al. Am J Trop Med Hyg. 2020;103(1):100-111. doi: 10.4269/ajtmh.19-0521.
Weerasinghe NP, et al. BMC Health Serv Res. 2022;22(1):657.
WHO. Available at: https://www.who.int/publications/i/item/urbani-school-health-kit-dengue. Accessed December 2023.
Díaz-González EE, et al. Health Educ Res. 2020 Oct 1;35(5):376-395.
Roja C, et al. Cureus. 2022;14(7):e26536.
Alok S, Nessa S, Ahil SB. School Training Strategies for Prevention and Control of Dengue. Indian J Community Med. 2020;45(1):106-107.