< Trở về Tin tức và bài viết

Nguồn gốc và lịch sử của vi-rút sốt xuất huyết Dengue

2 phút
Ảnh
Mosquito in amber

 

“Vũ điệu” giữa muỗi và động vật linh trưởng

Các nhà khoa học tin rằng vi-rút sốt xuất huyết ảnh hưởng đến con người ngày nay có nguồn gốc từ vi-rút truyền giữa muỗi và động vật linh trưởng ở châu Phi và châu Á.1

 

Những mô tả đầu tiên giữa người và vi rút

Những ghi chép về các triệu chứng giống bệnh sốt xuất huyết ở người có thể bắt nguồn từ một cuốn bách khoa toàn thư Trung Quốc được xuất bản từ năm 265-420 sau Công nguyên, hé lộ những dấu hiệu ban đầu về sự xuất hiện của các triệu chứng.2 Các dịch bệnh giống như sốt xuất huyết đã để lại dấu ấn trên các trang sử, với các báo cáo xuất hiện từ vùng Tây Ấn của Pháp và Panama trong thế kỷ 17.2

 

“Sốt gãy xương” xuất hiện

Vào thế kỷ 18, bệnh sốt xuất huyết được đặt tên gọi là “sốt gãy xương” vì những cơn đau cơ và khớp dữ dội có thể liên quan đến bệnh.3 Việc truy tìm lịch sử của bệnh sốt xuất huyết rất phức tạp, nhưng có thể vào thế kỷ 19, căn bệnh này mới được biết đến với tên gọi là sốt xuất huyết.5 Các dịch bệnh đã xảy ra ở một số quốc gia bao gồm Peru, Brazil, miền nam Hoa Kỳ và vùng Caribê.5

 

Sự bùng phát trong thế kỷ 20

Bệnh sốt xuất huyết tiếp tục lan rộng trong thế kỷ 20.4 Cho đến năm 1940, chu kỳ dịch có một khoảng thời gian dài (khoảng 10-40 năm) giữa các đợt dịch của bệnh này. Tuy nhiên mô hình đó đã thay đổi, có thể do tác động của Chiến tranh Thế giới thứ II. Bệnh sốt xuất huyết lây lan mạnh mẽ đến các vùng lãnh thổ mới như Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương do sự di chuyển của quân đội và thiết bị chiến tranh, giúp vi-rút và muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết di chuyển.

 

Một chiến dịch quy mô lớn của Pan American Health Organization (PAHO) nhằm loại bỏ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (muỗi Aedes) đã khiến căn bệnh này biến mất trong 20 năm. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết sau đó đã xuất hiện trở lại, chẳng hạn như vào năm 1964, một đợt dịch bùng phát đã xảy ra và căn bệnh được tái du nhập vào các đảo Thái Bình Dương.4

 

Bệnh sốt xuất huyết trong thế kỷ 20 và 21

Trước năm 1970, chỉ có chín quốc gia trải qua các đợt dịch sốt xuất huyết nặng. Bây giờ, bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành ở hơn 100 quốc gia.6 Quá trình toàn cầu hóa, thương mại, đô thị hóa, du lịch, nguồn cung cấp nước sinh hoạt không đầy đủ và nhiệt độ ấm lên được cho là đang góp phần giúp muỗi mang bệnh sốt xuất huyết lan rộng.7

 

Vào năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo một con số đáng kinh ngạc là 5,2 triệu ca - với 300-400 triệu ca nhiễm xảy ra mỗi năm (mặc dù con số này có thể còn cao hơn do báo cáo thiếu).6 Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết tiếp tục ghi lại câu chuyện của nó, một câu chuyện được dệt nên một cách phức tạp theo thời gian và trên khắp các châu lục.

 

 

 

*Tài liệu này được cung cấp bởi Công ty Takeda Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam với mục đích giáo dục cộng đồng. Tài liệu này không nên được sử dụng cho mục đích chẩn đoán, điều trị bệnh, hoặc tư vấn khám chữa bệnh từ nhân viên y tế. Vui lòng tham vấn Bác sĩ để được biết thêm thông tin chi tiết. Tài liệu này được sử dụng cho công chúng, phạm vi sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc.

 

Nội dung liên quan
Khi bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát trên toàn cầu, bài viết này đưa ra sự gia tăng đáng báo động của các ca nhiễm, đặc biệt là ở các khu vực như Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn của căn bệnh này và sự cần thiết của các biện pháp chủ động, cả ở địa phương và đối với du khách.
Khi sốt xuất huyết lây lan sang các khu vực mới, bao gồm cả Châu Âu và Bắc Mỹ, việc nhân biết các dấu hiệu nhiễm bệnh nghiêm trọng là điều cần thiết, vì sự gia tăng của bệnh dịch này gây ra mối đe dọa đến hệ thống y tế, với 5% các ca bệnh chuyển biến thành tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Tài liệu tham khảo

  1. Wang, E. et al. Journal of Virology. 2020;74(7):3227-3234. Available at: https://journals.asm.org/doi/epub/10.1128/JVI.74.7.3227-3234.2000. Accessed January 2024.

  2. Gubler DJ. Clin Microbiol Rev. 1998;11(3):480-96. Available at: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC88892/. Accessed January 2024.

  3. Morens, DM. et al. Ecohealth. 2013;10(1):104-6. Available at: https://link.springer.com/article/10.1007/s10393-013-0825-7. Accessed January 2024.

  4. Silva, NM. et al. Trop Med Infect Dis. 2020;5(4):150. Available at: https://www.mdpi.com/2414-6366/5/4/150. Accessed January 2024.

  5. Dick, OB. et al. Am J Trop Med Hyg. 2012;87(4):584–593. Available at: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3516305/. Accessed March 2022.

  6. World Health Organization. Dengue and severe dengue. Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue. Accessed January 2024.

  7. Ebi, KL. Nealon, J. Environ Res. 2016;151:115-123. Available at: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0013935116303127. Accessed January 2024.